Cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai

08:20 - 24/12/2019 Lượt xem: 501

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng; nhưng làm cho mẹ bầu bị đau nhức khó chịu thậm trí là mất ngủ.Vậy làm sao để khắc phụ tình trạng này; chúng ta cùng tìm hiểu những cách sau nhé. 1.Chuột rút là gì? và […]

chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng; nhưng làm cho mẹ bầu bị đau nhức khó chịu thậm trí là mất ngủ.Vậy làm sao để khắc phụ tình trạng này; chúng ta cùng tìm hiểu những cách sau nhé.

1.Chuột rút là gì? và tại sao bà bầu hay bị chuột rút?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng; khiến mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.

Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút:

Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng.

  Khi mang thai trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng; gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân gây tình trạng khó lưu thông máu trong các mạch chủ dẫn đến tình trạng chuột rút.

– Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút

– Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.

  Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, kém thu nạp dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu chất, vitamin dẫn đến bị rối loạn điện giải và căng cơ; từ đó mẹ bị chuột rút.

-Thiếu canxi, magie, kali gây tình trạng chuột rút.

  Những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự “rút” canxi để truyền cho bé.Nếu thiếu các chất này tình trạng chuột rút của mẹ bầu sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

2.Cách khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai

Khi bị chuột rút, ngay lập tức mẹ bầu cần duỗi thẳng chân ra; sau đó nhẹ nhàng gập bàn chân vuông góc với cẳng chân, các ngón chân cong lên về phía cẳng chân. Động tác này lúc đầu có thể làm mẹ đau hơn, nhưng các cơn đau và co thắt sẽ dần dần biến mất.

-Mẹ bầu có thể dùng tay xoa bóp, massage vùng cơ bắp bị chuột rút để làm giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút làm ấm vùng da đó giúp giãn cơ giảm tình trạng chuột rút.

-Làm nóng vùng cơ bị chuột rút bằng cách sử dụng túi chườm ấm, hoặc chai nước ấm áp vào vùng cơ bị chuột rút giúp giãn cơ và giảm đau một cách hiệu quả. bằng túi chườm nóng.

Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút.

-Uốn cong ngón chân: Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.

 Sau khi giải phóng khỏi tình trạng chuột rút, mẹ bầu nên đứng dậy đi lại, một lúc sau sẽ thấy đỡ đau và dễ chịu hẳn.

3.Phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai

-Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi  bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.

-Tránh ngồi vắt chéo chân vì dễ làm trì trệ lưu thông máu. Thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn đúng cách.

-Tránh làm việc mệt nhọc. Nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

-Tập thể dục khi mang thai với các bài tập nhẹ như yoga dành cho bà bầu, đi bơi, đi bộ,… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra thuận lợi hơn.

-Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.

-Uống nhiều nước; tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước.

-Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu kali, magiê, đặc biệt là canxi (thịt,cá, trứng, rau – củ – quả, đặc biệt là chuối, nho khô, lê…).

-Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

-Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

-Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước ấm được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu bình thường mà hầu hết bà bầu đều gặp phải, tuy nhiên nếu tình trạng chuột rút kéo dài đi kèm những triệu chứng bất thường như đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh ,bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh cục đông máu.Tình trạng này cũng khá phổ biến trong thời kỳ mang thai và tương đối nguy hiểm.

Các bài viết liên quan:

1.Tổng hợp các bài tập yoga dành cho bà bầu

2. Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu để bé luôn khỏe mạnh

3. 5 bài tập yoga hữu ích cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?