Cách phòng tránh sẩy thai liên tiếp

06:55 - 11/01/2020 Lượt xem: 379

Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Vì vậy các cặp vợ chồng cần có […]

cách phòng tránh sẩy thai liên tiếp
Khám tiền sản là việc làm cần thiết

Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Vì vậy các cặp vợ chồng cần có kiến thức về vấn đề này để có cách phòng tránh cho những lần mang thai tiếp theo.

1. Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp:

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây sẩy thai. Khoảng một nửa trường hợp sẩy thai có thể biết rõ nguyên nhân; còn một nửa chỉ có thể biết được nguyên nhân nhờ xét nghiệm đặc biệt về nội tiết và nhiễm sắc thể đồ.

    •  Nguyên nhân ở tử cung: Các trường hợp tử cung kém phát triển, bất thường, dị dạng tử cung ( tử cung đôi, hở eo tử cung, vách ngăn tử cung,..), u xơ tử cung to hoặc nhiều nhân,..
    • Nguyên nhân toàn thân: Bất đồng yếu tố RH giữa mẹ và bé, bệnh giang mai gây hỏng thai vào tháng thứ 4 hoặc 5; các bệnh ý tim, thận thường gây sinh non hơn là sẩy.
    • Nguyên nhân nội tiết: Do hormone hướng sinh dục HCG và nội tiết tố sinh dục estrogen, progestrogen giảm.
    • Do bất thường nhiễm sắc thể: Có đến 90% trường hợp sảy thai liên tiếp có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường nhiễm sắc thể có thể là do vợ, do chồng hoặc do cả hai vợ chồng.
    • Người mẹ bị rối loạn tự miễn: Như mắc hội chứng Antiphospholipid ảnh hưởng đến quá trình truyền máu, chất dinh dưỡng cho thai nhi khiến cho thai nhi ngừng phát triển.

2. Các yếu tố nguy cơ gây sẩy thai cao

Mặc dù tất cả thai phụ đều có thể sẩy thai. Nhưng một số người dễ bị sẩy thai hơn một số khác. Sau đây là một số yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

    • Tuổi mẹ: Mẹ càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ sinh con rối loạn nhiễm sắc thể, hậu quả là sẩy thai. Mẹ 40 tuổi có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với mẹ 20 tuổi.
    •  Tiền sử sẩy thai: Người có tiền căn sẩy thai 2 lần liên tiếp dễ bị sẩy thai lập lại.
    • Bệnh mãn tính: Tiểu đường không kiểm soát được, bệnh tự miễn (lupus, hội chứng antiphospholipid.)..
    •   Vấn đề tử cung và cổ tử cung: Các trường hợp tử cung bất thường, dị dạng tử cung( tử cung 2 sừng, hở eo  tử cung…) làm tăng nguy cơ gây sẩy thai.
    •  Tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh.
    •  Bệnh nhiễm trùng: Thai phụ nhiễm rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, parovirus, lậu, HIV…
    •  Sử dụng các chất kích thích: Rượu, các chất gây nghiện ( ma túy, đá,..)các chất này có nguy cơ cao gây sẩy thai.
    • Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số loại thuốc có thể gây sẩy thai, do đó khi mang thai các thai phụ không tự ý dùng thuốc mà cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Mẹ cần làm gì để phòng tránh sẩy thai liên tiếp?

Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên; không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền; hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ.

Vì vậy; cách phòng tránh sẩy thai tốt nhất là các chị em phụ nữ cần khám và tư vấn tiền sản trước khi mang thai.

    • Tìm nguyên nhân:

Sau sẩy thai bạn cần làm thêm các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân từ đó sẽ có hướng điều trị và cách phòng tránh thích hợp cho lần mang thai tới.

    • Dành thời gian nghỉ ngơi:

Nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm sau mỗi lần sảy thai; để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.

    • Khám tiền sản:

Bạn cần đi khám tiền sản; kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai nhằm loại bỏ tất cả các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Việc tư vấn và khám tiền sản cũng rất có ích đối với vợ chồng bị hiếm muộn cần thụ tinh trong ống  nghiệm. Bởi một khi người vợ có vấn đề liên quan đến vô sinh mà cộng thêm cơ địa bị hội chứng kháng  phospholipids thì việc thụ tinh nhân tạo cũng khó khăn gấp bội phần.

    • Điều trị các bệnh đã mắc:

Các bệnh liên quan đến tử cung hay toàn thân các mẹ cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai. Nếu bạn bị vách ngăn tử cung có thể chữa trị bằng phẫu thuật; kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn có ý định mang thai,..

    • Tiêm phòng các loại vacxin:

Trước khi mang thai 3 tháng các mẹ nên tiêm đầy đủ các loại vacxin như: vacxin sởi, quai bị, rubella,..

    • Tránh lao động quá sức:

Để có một sức khỏe tốt bạn nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái; tránh lao động nặng.

    • Duy trì lỗi sống lành mạnh:

Chuẩn bị một sức khỏe tốt cho một thai kỳ mới bằng cách duy trì lối sống lạnh mạnh; tập thể dục thường xuyên,..

    • Sinh con trước tuổi 35:

Sinh con ở độ tuổi ở từ 22 – 29 tuổi là thời điểm đẹp nhất. Lúc này cơ thể đã phát triển toàn diện; chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất; hạn chế được tình trạng sảy thai sớm.

Nếu có thai ở độ tuổi 35 trở lên; thai phụ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

    • Theo dõi khám thai định kỳ:

Khi mang thai bạn cần khám thai định kì để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Đây có thể coi là cách tốt nhất để phòng tránh sẩy thai.

Đặc biệt là cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng hoặc ra huyết…Để xác định tình trạng thai có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài chuẩn bị về mặt thể chất điều quan trọng hơn hết là bạn phải có một tinh thần thoải mái; lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?