Cảnh báo 5 dấu hiệu viêm âm đạo bạn cần biết

10:20 - 13/08/2022 Lượt xem: 479 Tác giả: Thanh Nga

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, tiết ra dịch có mùi khó chịu, gây nên tình trạng ngứa và đau.

1. Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm đạo là do sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo hoặc nhiễm tác nhân gây bệnh do quan hệ tình dục, vệ sinh chưa đúng cách, môi trường sống,... 

Phụ nữ bị viêm âm đạo có thể do nhiều tác nhân gây ra, tùy theo tác nhân mà triệu chứng bệnh cũng như điều trị cũng khác nhau. Vì thế khi bị viêm âm đạo, việc thăm khám, xét nghiệm để tìm tác nhân gây bệnh cũng rất quan trọng. Dưới đây là những tác nhân chủ yếu gây viêm âm đạo:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Nhiễm nấm
  • Ký sinh trùng(Trichomonas)
  • Do lậu
  • Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo)
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng: thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng…

2. Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo được biểu hiện bằng 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, ra rất nhiều.
  • Đôi khi lẫn máu kèm nóng rát – ngứa âm hộ.
  • Tiểu buốt rát, có khi tiểu ra máu.
  • Đau hạ vị hoặc đau khi quan hệ tình dục.

3. Khi nào bạn nên đi khám?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trên, nhất là khi:

  • Bạn từng bị nhiễm trùng âm đạo;
  • Bạn đã hoặc đang quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với nhiều bạn tình, không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ, quan hệ đường miệng hoặc hậu môn… 
  • Bạn đã hoàn thành một đợt điều trị viêm âm đạo bằng thuốc không kê đơn, nhưng các triệu chứng viêm không hết hẳn.
  • Bạn đang bị sốt, ớn lạnh hoặc đau vùng chậu.

4. Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học, không lau chùi từ sau ra trước.
  • Khi đi vệ sinh, bạn nên lau theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến âm đạo.
  • Không nên sử dụng những chất kích thích, dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh, dung dịch vệ sinh phải có độ PH tương đương PH âm đạo
  • Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh
  •  Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng.
  • Tránh các chất gây kích ứng, tắm, bồn nước nóng và bồn tạo sóng .
  • Không thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. 
  • Không áp dụng những mẹo dân gian trị viêm phụ khoa khi chưa được kiểm chứng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần hoặc khi có các dấu hiệu bất thường.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)