Chăm sóc trẻ em bị viêm tai giữa

14:48 - 04/06/2022 Lượt xem: 259 Tác giả: Thu Hoàng

 Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm nằm ở phía sau màng nhĩ. Ở trẻ em, viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến nhất, chỉ xếp sau viêm nhiễm đường hô hấp.

 Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm nằm ở phía sau màng nhĩ. Ở trẻ em, viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến nhất, chỉ xếp sau viêm nhiễm đường hô hấp.

1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa

  • Rối loạn chức năng vòi nhĩ
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.

2. Biểu hiện của viêm tai giữa

Biểu hiện của trẻ bị viêm tai giữa cấp

  • Đau tai, ù tai giảm thính lực,có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi,hắt hơi, ho
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa
  • Quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

viêm tai giữa

3. Biến chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Liệt mặt
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma
  • Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp
  • Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não…

4. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

  • Hạ sốt:

Ngoài ra khi trẻ sốt: Chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt>38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6 h theo hướng dẫn của nhân viên  y tế.

  • Chế độ vệ sinh:

Tai: Nếu chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.

Mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm

  • Chế độ ăn uống

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu

Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả

Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên.

Trong trường hợp sau khi dùng thuốc thấy trẻ không cải thiện vẫn sốt cao tăng dần, trẻ quấy khóc nhiều bỏ ăn hoặc bỏ bú, đau tai, nôn, đi ngoài thì bạn nên cho trẻ đi khám ngay để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là phòng khám chuyên khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Luôn sử dụng máy xét nghiệm hiện đại và hóa chất chính hãng đi kèm, đảm bảo kết quả chính xác cho người bệnh. Ngoài ra, phòng khám kết hợp với những trung tâm xét nghiệm, công nghệ gene lớn và uy tín nhất để đem tới sự chuyên nghiệp, hài lòng cho khách hàng.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh