Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non thiếu tháng

01:38 - 14/03/2020 Lượt xem: 490

Sự phát triển của trẻ đẻ non phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh ngay từ phút đầu sau đẻ. Nguyên tắc là sữa mẹ và vô khuẩn. 1. Nuôi dưỡng trẻ sinh non thiếu tháng Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ […]

Sự phát triển của trẻ đẻ non phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh ngay từ phút đầu sau đẻ. Nguyên tắc là sữa mẹ và vô khuẩn.

1. Nuôi dưỡng trẻ sinh non thiếu tháng

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ ít gặp phải các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ, dị ứng sữa… Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp đầy đủ các yếu tố về miễn dịch cho trẻ để chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn…

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non

Cần cho trẻ ăn sữa mẹ càng sớm càng tốt vì khả năng mất nước, hạ đường máu, hạ thân nhiệt lớn hơn trẻ đủ tháng. Điều mâu thuẫn lớn của trẻ đẻ non lại là giữa cung và cầu, trẻ không biết bú hoặc bú yếu, chất dự trữ của cơ thể lại ít trong khi nhu cầu cơ thể cao. Vì vậy trẻ phải được ăn sớm và đầy đủ.

Sữa mẹ cho ăn qua đường tiêu hóa. Vì đẻ non một số bà mẹ chưa có sữa, những trẻ không có mẹ hoặc mẹ không được cho con bú vì bệnh… Do đó nên tổ chức ngân hàng sữa mẹ để nuôi dưỡng những trẻ này.

Trẻ càng có cân nặng thấp, ít ngày tuổi thì càng cho ăn nhiều bữa. Ví dụ trẻ < 1200g ngày đầu cho ăn 24 bữa sau giảm dần còn 18, 14,10… bữa/ngày.

– Số lượng sữa được tính cho trẻ < 1800g như sau:

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non
Trẻ không bú được thì đặt sonde dạ dày, phải theo dõi dịch dạ dày trước khi cho ăn để biêt sữa bữa trước có tiêu không. Nếu dịch dạ dày trong hoặc có ít sữa vón là tốt. Nếu dịch đục bẩn , ứ đọng nhiều(> ¼ số lượng bữa trước) hoặc có vẩn hồng thì phải hút hết dịch ra, nhịn ăn và theo dõi sát.Từ tuần thứ 2 trở đi tăng dần từ 150-200 ml/kg/ngày nếu trẻ ăn không trớ.

Vì nhu cầu năng lượng của trẻ đẻ non cao hơn của trẻ đủ tháng (130-140 kcal/kg/ngày). Trẻ đủ tháng 100-120kcal/kg/ngày. Nên khi trẻ ăn không đủ lượng thì cần truyền thêm đường glucose 10 %.

– Bổ sung các vitamin cần thiết cho trẻ sinh non thiếu tháng.

    • Vitamin K 2-5mg/ngày tiêm bắp hoặc dùng loại uống
    • Vitamin E dùng mỗi ngày 25 đơn vị cho hết thời kì sơ sinh. Vitamin E có tác dụng củng cố màng hồng cầu kích thích các enzyme và ức chế hoạt động của peroxyd lipique.
    • Vitamin C 50- 100 mg/ngày x 1 tháng
    • Vitamin B1 0,01g /ngày x 1 tháng
    • Sắt Sulfat 2mg/ngày từ tuần 4-6
    • Axit folic 50 microgam/ngày.
    • Cuối tuần thứ nhất trở đi thêm vitamin A 1000 đv/ ngày, vitamin D 1000-2000 đv/ngày. Vì hai loại này tan trong dầu nên dùng liều nhỏ và theo dõi tránh ngộ độc.

Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được dùng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng khi có chỉ định của bác sĩ. Nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau, do đó lượng dinh dưỡng trên cũng có thể thay đổi.

2. Chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng

    • Không dùng chung đồ với trẻ bệnh để tránh lây chéo.
    • Ngay sau khi đẻ, trẻ đẻ non phải được ủ ấm, nằm trong phòng có nhiệt độ 28-35 độ C. Nếu trẻ đẻ dưới 1800g nên cho nằm lồng ấp. Chú ý lồng ấp phải đảm bảo vô khuẩn và sử dụng đúng các thông số theo nhu cầu của từng trẻ ( nhiệt độ, độ ẩm, oxy…) nếu không dùng lồng ấp thì ủ ấm trẻ bằng chườm nóng, lò sưởi, hoặc theo phương pháp chuột túi.
  • Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non
    • Trẻ đẻ non càng cần giữ vệ sinh da dó đó phải tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm; xà phòng cho trẻ em. Tắm nhanh, lau khô nên xoa một lớp mỏng dầu paraffin để giữ ẩn cho da khỏi mất nhiệt vào mùa đông.
    • Mặc quần áo sợi mềm, sợi bông, mỏng, nhiều lớp khi cần giữ ấm.
    • Rốn, mắt cần chăm sóc cẩn thận như trẻ đủ tháng.

Trên đây là chia sẻ về những lưu ý khi bố mẹ chăm sóc trẻ sinh non của phòng khám 43 Nguyễn Khang. Nếu có thắc mắc hay có những câu hỏi nào các mẹ có thể liên hệ qua Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn 

hoặc đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN  để được tư vấn.

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua