Chế độ ăn cho người bệnh tan máu bẩm sinh

00:53 - 26/04/2020 Lượt xem: 1286

Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là căn bệnh thiếu máu tán huyết di truyền. Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình xã hội. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ […]

Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là căn bệnh thiếu máu tán huyết di truyền. Bệnh có thể để lại di chứng nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình xã hội. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Vậy người bị thiếu máu huyết tán nên lưu ý gì về chế độ ăn uống, sinh hoạt? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?

Thiếu máu huyết tán hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý có tính di truyền. Thiếu máu huyết tán chủ yếu do sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu bệnh nhân không bền, bị phá hủy sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt. Lượng sắt dư thừa nếu không được đào thải ra ngoài sẽ được tích trữ ở gan, khi đã đầy thì sẽ tiếp tục tích trữ ở tim và tuyến yên, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Người bị thiếu máu huyết tán thường có triệu chứng như: Xanh xao, mệt mỏi, da niêm nhợt nhạt, vàng da, vàng mắt, gan lách to, trán vồ, mũi tẹt, răng hô, trẻ con chậm lớn…. Thiếu máu huyết tán được xác định thông qua xét nghiệm tổng phân tích máu.

 bệnh tan máu bẩm sinh

Thiếu máu huyết tán thường gặp ở 3 dạng: dạng nhẹ, dạng trung bình, và dạng nặng. Điều trị thiếu máu huyết tán bác sĩ sẽ dựa vào mức độ biểu hiện và giai đoạn bệnh để xác định phương pháp phù hợp nhất. Thông thường các phương pháp thường được dùng để điều trị là: truyền máu, dùng thuốc, tách chiết huyết tương, phẫu thuật, ghép tủy xương và các tế bào gốc tạo máu, thay đổi lối sống.

2. Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Người bị thiếu máu huyết tán nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn cân bằng với đầy đủ các thành phần như glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng chất để có một cơ thể khỏe mạnh.

Để giảm thiểu quá tải sắt trong chế độ ăn, bệnh nhân Thalassemia cần chú ý ăn những thức ăn chứa ít sắt. Những thực phẩm người mắc tan máu bẩm sinh nên ăn:

    • Nên ăn thực phẩm ít chất sắt và chứa nhiều canxi 

Đối với chế độ ăn cho người bị tan máu bẩm sinh, vì bệnh nhân bị ứ sắt nên cần chọn các thực phẩm ít chất sắt và chứa nhiều canxi. Với nhóm đường bột (ngũ cốc), người bệnh ăn theo sở thích. Với nhóm chất đạm – thịt thì nên chọn ăn các loại thịt ít chất sắt như thịt lợn, thịt gia cầm, thịt dê…

bệnh tan máu bẩm sinh

    • Uống sữa đậu nành  

Người bị tan máu nên sử dụng sữa đậu nành vì sữa đậu nành rất tốt và bổ dưỡng với người mắc bệnh này do có hàm lượng sắt thấp và hàm lượng canxi cao nhất trong các loại hạt, lượng protein cũng rất cao. Ngoài sữa đậu nành thì sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, pho mát, sữa bột tách béo cũng rất tốt và phù hợp với những người bệnh.

    • Các sản phẩm từ sữa bò

Sữa tươi, phô mai, sữa tách béo, sữa chua… có chứa hàm lượng canxi và vitamin D phong phú sẽ giúp bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt, hơn nữa những thực phẩm giàu canxi cũng giúp kiểm soát hấp thụ sắt.

    • Nên ăn các loại cá

Cá nục, cá trạch, cá hồi, và các con như cua đồng, tép đồng, hến, ốc…để bổ sung nguồn chất đạm cho cơ thể. Những thực phẩm này tốt cho sức khỏe mà lại giàu canxi, ít sắt.

    • Nên ăn các thực phẩm chứa dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu oliu, quả bơ...

Đây là những thực phẩm giàu vitamin E vì dưỡng chất này làm tăng khả năng đáp ứng đối với các loại thuốc tăng sinh hồng cầu.

    • Các loại thực phẩm giàu acid folic 

bệnh tan máu bẩm sinh

Tốt cho quá trình sinh hồng cầu (Nếu cần thiết có thể uống bổ sung acid folic theo chỉ định của bác sĩ).

    • Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi 

Thay vì những loại rau, củ quả sấy khô. Vì những thực phẩm sấy khô thường chứa hàm lượng đường, muối, và sắt cao.

– Các thực phẩm làm giảm hấp thu sắt

Sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát; sữa chua là thực phẩm nên dùng trong bữa ăn của người bệnh Thalassemia. Ngoài ra trà, cà phê, đậu nành cũng được khuyến cáo dùng hàng ngày; đặc biệt trà có chất chống oxy hóa rất tốt.

bệnh tan máu bẩm sinh

Một số thực phẩm làm tăng hấp thu sắt như sau:

    • Vitamin C có trong trái cây như cam, bưởi nên tránh uống vào bữa ăn
    • Bia, nộm hành, dưa bắp cải và các sản phẩm đậu nành lên men.

Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh nên tránh sử dụng các thực phẩm làm hấp thu sắt. Theo đó có thể thay thế bằng một số thực phẩm chống oxy hoá tốt như: vitamin E như dầu ô liu, dầu hướng dương. Caroten có trong cà rốt, ngô, cà chua, đu đủ. Trà và vang đỏ có chứa flavonoid đều là các dưỡng chất tốt cho người bệnh.

3. Chế độ sinh hoạt như nào?

Do thiếu máu, nên người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người bình thường, chính vì thế cần tránh nhiễm trùng, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

    • Nên tiêm vaccin phòng bệnh như: cúm, Rubella, viêm não, viêm phổi, viêm gan B
    • Nên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để tăng sức khỏe.
    • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lao động nặng.

Để đặt lịch khám, xét nghiệm tầm soát thalassemia các bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua