Cơn gò chuyển dạ: Lần đầu làm mẹ làm sao phân biệt?
05:11 - 18/12/2024 Lượt xem: 8 Tác giả: Thanh Nga
Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai chắc hẳn những ngày gần sinh là khoảng thời gian chứa đựng vô vàn lo lắng và hồi hộp. Trong số đó, thắc mắc về một cơn gò chuyển dạ thật sự sẽ như thế nào, làm sao phân biệt với cơn gò sinh lý (cơn gò chuyển dạ giả) và cơn gò thế nào thì có nguy cơ sinh non là điều mà rất nhiều chị em quan tâm.
1. Cơn gò tử cung là gì?
Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Hiện tượng này xuất phát từ sự đan xen co thắt và giãn nở của các cơ tử cung khiến cổ tử cung mỏng dần và giãn rộng ra. Đi kèm theo các cơn co tử cung là sự căng cứng vùng bụng và các cơn đau lưng, đau bụng âm ỉ.
Mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của các cơn gò tử cung khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ và tần suất càng nhiều hơn ở những ngày gần gần sinh.
2. Phân biệt các cơn gò tử cung bằng cách nào?
Các cơn gò thường mang tính chất khá giống nhau. Chúng khiến nhiều chị em, đặc biệt những trường hợp mới mang thai lần đầu khá bối rối vì không biết đâu mới là cơn gò chuyển dạ thật sự. Tuy nhiên, mẹ có thể phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả thông qua những đặc điểm sau:
2.1 Cơn gò sinh lý (cơn gò giả)
- Xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài đến gần cuối thai kỳ
- Mỗi cơn gò diễn ra trong thời gian ngắn 30s-60s
- Xuất hiện không thường xuyên, không mang tính chất chu kì và không tăng về cường độ và tần suất
- Chỉ xảy ra một vài lần trong ngày và không quá 1 hoặc 2 lần trong 1 giờ
- Mức độ co thắt yếu và ít đau hơn so với cơn gò chuyển dạ đặc biệt đau không tăng dần cường độ. Cảm giác đau chỉ xuất hiện phía trước bụng.
- Gò tập trung tại bụng, căng cứng vùng bụng dưới
- Là một phần bình thường của thai kỳ, không khiến cổ tử cung giãn nở
- Có thể biến mất khi mẹ nghỉ ngơi, vận động, thay đổi tư thế hoặc uống nước
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến cơn gò sinh lý bao gồm:
- Em bé di chuyển
- Mẹ uống không đủ lượng nước
- Bàng quang đầy gây áp lực lên tử cung khiến tử cung co thắt nhiều hơn
- Mẹ hoạt động nặng
- Quan hệ tình dục hoặc kích thích khoái cảm gây sản sinh hormone oxytocin làm tử cung co thắt
2.2 Cơn gò chuyển dạ sinh non
- Là cơn gò chuyển dạ xuất hiện trước khi thai nhi bước vào tuần thứ 37
- Mỗi cơn gò kéo dài 30-90s
- Diễn ra đều đặn theo chu kỳ, ví dụ mỗi 10p có từ 1-2 cơn gò trong vòng 1h
- Căng cứng vùng bụng kèm đau bụng và đau lưng âm ỉ. Có thể xuất hiện các cơn chuột rút ở bụng và lan xuống hai chân
- Triệu chứng không biến mất khi vận động, nghỉ ngơi hay uống nước
- Cơn gò sinh non cần được can thiệp kịp thời. Đặc biệt cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu vỡ ối hay ra máu âm đạo
2.3 Cơn gò chuyển dạ
- Diễn ra ở những tuần thai cuối 38-40 khi gần chuyển dạ và mang tính chất chu kì, lặp lại đều đặn
- Càng gần thời gian chuyển dạ thì tần suất càng dày đặc hơn
- Mức độ đau và co thắt mạnh hơn và xu hướng tăng dần về cường độ.
- Vùng tử cung căng cứng, có cảm giác đau lưng và bụng dưới, đau lan ra khắp vùng chậu, 2 bên bắp đùi, có thể kèm theo các cơn chuột rút
- Cảm giác chèn ép mạnh vùng chậu
- Đau và co thắt không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, vận động
- Quá trình gò chuyển dạ được chia thành hai pha:
Pha tiềm thời:
- Các cơn gò tử cung sẽ kéo dài 30-60s
- Tần suất khoảng 5p một cơn co
- Bắt đầu xuất hiện tình trạng bong nút nhầy, biểu hiện bằng dịch hồng ở quần lót
Pha hoạt động:
- Thời gian các cơn gò kéo dài từ 30-90s
- Tần suất diễn ra đều đặn theo chu kì 3-5p
- Cường độ gò mạnh hơn nhiều so với pha tiềm thời
- Lúc này, cổ tử cung bắt đầu mở rộng 4-10 cm
- Khi đạt độ mở 7-10 cm các cơn gò sẽ dày đặc hơn với tần suất 30-60s/cơn, thậm chí gò chồng chéo lên nhau, mẹ chuẩn bị rặn sinh
3. Chuyển dạ giả - khi nào cần gặp bác sĩ?
Chuyển dạ giả là một phần bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý khi chúng đi kèm những dấu hiệu sau đây:
- Có ít hơn 4 cử động thai trong vòng 1h và ít hơn 10 cử động trong 2h tiếp theo
- Xuất huyết âm đạo
- Dấu hiệu vỡ ối, rỉ ối
- Tần suất các cơn gò nhiều và kéo dài
- Cơn gò tăng mạnh về cường độ
Để theo dõi, đánh giá nhịp tim thai và hoạt động cơ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ theo dõi bằng monitoring sản khoa.
4. Những biện pháp giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi có cơn gò
Phần lớn các cơn gò tử cung đều mang lại cho mẹ cảm giác khó chịu. Để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, mẹ có thể áp dụng một vài điều đơn giản dưới đây
- Uống đủ nước
- Đi bộ và hít thở nhẹ nhàng
- Thực hiện các bài thiền hoặc yoga danh cho bà bầu
- Nghe một bản nhạc thư giãn nhẹ nhàng
- Massage vùng lưng
- Tránh vận động mạnh và đột ngột, tránh nhịn tiểu
- Hạn chế quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kì
Để đảm bảo một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ cần thăm khám và theo dõi thai kỳ chặt chẽ. Đặc biệt cần nắm rõ hiện tượng thai máy, dấu hiệu chuyển dạ và phân biệt được các cơn gò sinh lý, cơ gò chuyển dạ để có thể chủ động ngăn ngừa những tình huống xấu.
Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.