googleb578e89369db4e48.html

Những nhóm nguyên nhân khiến trẻ sinh non mẹ cần lưu ý

00:10 - 17/12/2024 Lượt xem: 15 Tác giả: Thanh Nga

Trung bình, một thai kỳ sẽ diễn ra trong khoảng 40 tuần và chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Sinh non là trường hợp xảy ra khi trẻ được sinh ra tại thời điểm từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Ước tính, trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non mỗi năm, tương đương cứ 10 trẻ chào đời thì có 1 trẻ sinh non. So với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sức khoẻ hơn và càng sinh ra sớm thì nguy cơ bệnh lý lại càng phức tạp. Vậy việc sinh non của trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào và làm sao để phòng tránh? 

1. Dấu hiệu gợi ý chuyển dạ sinh non mẹ cần lưu ý

Mẹ bầu mang thai dưới 37 tuần hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chuyển dạ sinh non nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ sau đây:

  • Trung bình cứ 10 phút có 1-2 cơn gò tử cung
  • Co thắt tử cung từng cơn và đều đặn
  • Đau quặn vùng bụng dưới, đau âm ỉ vùng thắt lưng
  • Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy hơn, có thể lẫn máu
  • Dấu hiệu vỡ màng ối ( nước ối tuôn ra từ âm đạo hoặc chảy nhỏ giọt)
  • Xảy ra những cơn chuột rút ở bụng và lan xuống hai chân

sinh non, chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối, vỡ ối

2. Những nguyên nhân nào có thể khiến trẻ sinh non?

2.1 Nguyên nhân từ phía mẹ

  • Tiền sử sinh non
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần: sau sinh, phụ nữ được khuyến cáo nên đợi tối thiểu 18 tháng trước khi có ý định mang thai để tử cung hồi phục và đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho thai kỳ 
  • Mẹ mang thai ở độ tuổi quá trẻ hoặc khi đã trên 40 tuổi
  • Mẹ có sử dụng thuốc lá, các chất kích thích hoặc phải tiếp xúc nhiều với các hoá chất độc hại
  • Mẹ lao động quá sức hoặc căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tăng tiết quá nhiều hormone, ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và dẫn tới nguy cơ sinh non
  • Mẹ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết

2.2 Nguyên nhân do các bệnh lý mẹ mắc phải

  • Mẹ mắc các bệnh lý mạn tính: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận,...
  • Mẹ mắc tiền sản giật: đây là biến chứng thai kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định mẹ mổ lấy thai sớm hơn dự kiến 

2.3 Bất thường tử cung

  • Cổ tử cung ngắn: đây là tình trạng xảy ra tự nhiên hoặc do mẹ đã từng bị chấn thương hoặc can thiệp phẫu thuật khiến cổ tử cung ngắn hơn bình thường. Nguy cơ sinh non trong trường hợp này là khá cao

sinh non, chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối, vỡ ối

  • Hở eo tử cung: tình trạng cổ tử cung suy yếu và mở ra trước khi thai nhi đạt đủ tháng
  • Dị dạng tử cung: tử cung đôi, tử cung vách ngăn, tử cung hai sừng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có sinh non

2.4 Bất thường nhau thai

  • Bất thường nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau bám thấp, nhau cài răng lược,... 
  • Nhau thai kém phát triển khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng

2.5 Xuất phát từ phía thai

  • Vỡ ối non: ½ số ca có xảy ra vỡ ối non sẽ chuyển dạ trong vòng vài ngày sau đó
  • Đa ối: Dư thừa nước ối có thể khiến tử cung căng quá mức dẫn tới sinh non
  • Mang đa thai: thông thường các trường hợp song thai hoặc ba thai sẽ có thời kỳ thai nghén trung bình ngắn hơn so với đơn thai
  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: kích thước thai nhỏ hơn so với tiêu chuẩn có thể đi kèm nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có sinh non

2.6 Nhiễm trùng

sinh non, chuyển dạ sinh non, vỡ màng ối, vỡ ối

  • Nhiễm trùng ối: là nguyên nhân hàng đầu gây vỡ ối trước tuần thứ 37. Trẻ sinh non do nhiễm trùng ối có nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng sơ sinh và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng mang thai của mẹ trong tương lai
  • Viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường đường tiết niệu có thể khiến vi khuẩn dễ lội ngược dòng gây viêm nhiễm lên các cơ quan ở phía trên dẫn đến vỡ màng ối, nhiễm trùng ối 
  • Viêm nhiễm tử cung: liên cầu khuẩn nhóm B, Chlamydia, E.coli,... có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung và cũng gây nên hậu quả vỡ màng ối, nhiễm trùng nước ối 

3. Có thể dự phòng sinh non bằng cách nào?

Mẹ bầu có các yếu tố kể trên cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ, đi khám định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện, đánh giá kịp thời nguy cơ sinh non. Tuỳ vào tình hình thực tế mà một số biện pháp dự phòng sau sẽ được áp dụng

  • Dự phòng bằng thuốc
  • Kiểm soát ổn định các bệnh lý mạn tính, viêm nhiễm phụ khoa, tử cung,...
  • Khâu cổ tử cung trong trường hợp có hở eo cổ tử cung

Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp hạn chế diễn tiến của việc sinh non bao gồm: 

  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung đủ nước
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý
  • Duy trì tâm trạng tốt, tránh cảm xúc tiêu cực
  • Trường hợp có nguy cơ cao cần kiêng quan hệ hoặc các kích thích khoái cảm để tránh xuất hiện các cơn gò tử cung 
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ 
  • Nâng cao sức khoẻ bằng những bài tập nhẹ nhàng

Ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu nghi ngờ, hãy trao đổi với bác sĩ để được can thiệp kịp thời.



Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.

 

Bài viết liên quan

Cơn gò chuyển dạ: Lần đầu làm mẹ làm sao phân biệt?
Nhịp tim nhanh khi mang thai có phải dấu hiệu đáng lo?
Hội chứng hít nước ối phân su ở trẻ sơ sinh - những điều mẹ cần biết
Dây rốn quấn cổ 2 vòng, sinh thường liệu có nguy hiểm?
Cổ tử cung cao có khó mang thai không?