googleb578e89369db4e48.html

Đau đầu khi mang thai nguyên nhân do đâu

16:57 - 19/05/2021 Lượt xem: 712

Đau đầu khi mang thai là triệu chứng thai kỳ dễ gặp do thiếu máu, stress… khiến bà bầu mệt mỏi, uể oải hơn và thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này? Và cách điều trị như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 

  • Sự thay đổi về hormone

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau đầu kéo dài khi mang thai là do thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai. Có đến khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì có khoảng 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi mới mang thai, nồng độ hormone bên trong cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi mạnh mẽ. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng…; và một phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi này chính là hiện tượng đau đầu. Một số biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói ở đầu; đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.

  •  Do bệnh lý

Một số căn bệnh nội khoa có thể gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở phụ nữ như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…

  • Trọng lượng thai nhi thay đổi

Sản phụ hay bị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở sản phụ.

  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Những sản phụ có thói quen sinh hoạt không tốt như ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước và thường xuyên thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa các chất kích thích cũng có thể gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ và dẫn đến triệu chứng đau đầu.

  • Do môi trường sống

Sản phụ sống hoặc làm việc trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, và khó ngủ,… lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng đầu, mệt mỏi khi mang thai.

đau đầu khi mang thai

2. Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé?

Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất; đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng; nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.
Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm; đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi; cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

3. Cách giúp giảm triệu chứng đau đầu trong quá trình mang thai

Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn; đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai; tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn; hoặc các thiết bị điện tử.

  • Sử dụng khăn làm mát

Đắp khăn mát khi ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.

  • Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.

Mẹ bầu cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.

  • Uống đủ nước

Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày; có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga; nước ép trái cây đóng chai; thịt chế biến sẵn, socola,…

  • Chế độ sinh hoạt và vận động hợp lý

Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái; giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau; massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.

  • Hạn chế stress, căng thẳng

Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.

  • Sử dụng 1 số loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ giảm đau đầu

Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, đậu trắng, khoai tây… giúp giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo dướng dẫn của bác sĩ

Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa

Khi bà bầu đau đầu kèm theo triệu chứng nôn mửa, choáng ngất, mệt mỏi, tim đập nhanh… bà bầu nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

  

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?