Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu

15:21 - 11/05/2023 Lượt xem: 427 Tác giả: Thanh Nga

Hẹp bao quy đầu ở trẻ xuất hiện khá phổ biến và thường sẽ biến mất khi trưởng thành. Nhưng ở một số trường hợp lại xảy ra các dấu hiệu sưng, đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng. Sớm nhận biết các dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh có phương án xử lý kịp thời hơn.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da quy đầu không thể kéo lên hoàn toàn khỏi quy đầu dương vật. Nguyên nhân có thể do hẹp lỗ mở của bao da quy đầu và/hoặc do dính bẩm sinh giữa bao da quy đầu và quy đầu dương vật. Đây có thể là tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý.

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hẹp bao quy đầu sinh lý là một tình trạng tự nhiên trong đó bao da quy đầu không thể kéo lên được và có sự kết dính tự nhiên giữa quy đầu và bao da quy đầu, tuy nhiên không có sẹo xơ và vòng xơ.

Hầu như tất cả trẻ nam bình thường khi sinh ra đều có bao quy đầu không thể kéo lên được. Gairdner nhận thấy chỉ có 4% trẻ sơ sinh ở Anh và xứ Wales có bao quy đầu có thể kéo lên được. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, bao quy đầu có thể dần kéo lên được. Sự kết dính giữa quy đầu và bao da quy đầu sẽ tách ra dần dần như một quá trình sinh học tự nhiên. Ở tuổi lên 3, 90% trẻ có bao da quy đầu có thể kéo lên được.

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lí (Viêm quy đầu xơ thắt hay balanitis xerotica obliterans)

Hẹp bao quy đầu thực sự (bệnh lí) là tình trạng bệnh lí trong đó bao da quy đầu bị xơ hóa, tạo thành vòng hẹp ở phía trước của quy đầu và không thể kéo lên được. Đây là tình trạng thứ phát do viêm quy đầu xơ thắt, một bệnh viêm mạn tính có tiến triển ảnh hưởng đến bao da quy đầu, quy đầu và đôi khi cả niệu đạo

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Stühmer, biểu hiện bằng một vòng xơ cứng trắng ở đầu bao da quy đầu. Ngoài ra, có thể có các đặc điểm lâm sàng khác như các mảng trắng trên quy đầu, hoặc hẹp da quy đầu, thậm chí có thể gây tắc niệu đạo và giữ nước tiểu.

Mô bệnh học của phần bao da quy đầu bị tổn thương cho thấy thâm nhiễm tế bào lympho trong lớp trung bì, lắng đọng hyalin, tăng sinh collagen đồng nhất, không bào hóa lớp đáy, teo lớp malpighi và tăng sừng.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu

Thông thường, bao quy đầu của dương vật ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi có thể tuột xuống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ không thể thực hiện được điều này và dẫn đến hẹp bao quy đầu do:

  • Đầu da quy đầu quá nhỏ nên quy đầu dương vật không thể chui qua được.
  • Dây hãm quá ngắn khiến cho bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn (tình trạng này gọi là dây hãm breve).
  • Do hậu quả của các viêm nhiễm ở dương vật dẫn đến sẹo xơ hóa ở quy đầu dương vật.

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh:

  • Bé trai bị hẹp bao quy đầu có thể có các triệu chứng của tiểu khó như: tiểu phải rặn, đỏ mặt khi tiểu, bao quy đầu sưng phồng.
  • Bố mẹ có thể phát hiện ra tình trạng hẹp bao quy đầu khi thấy bao quy đầu của bé có dấu hiệu viêm nhiễm (sưng, nóng, đỏ, đau), chảy mủ hay chảy dịch bất thường.

Chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào?

Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra khi trẻ khoảng 1 tuổi, hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi, một số ít muộn hơn đến khi trẻ dậy thì.

Cha mẹ và người chăm sóc cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da, rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.

- Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ba mẹ chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô.

Sau đó, ba mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.

Tuy nhiên, nếu hẹp bao quy đầu gây viêm nhiễm thường xuyên hoặc khiến gặp khó khăn khi đi tiểu và quan hệ tình dục, người bệnh có thể đến gặp bác sĩ để tư vấn tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu ở đa số trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau vùng da quy đầu dương vật, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn vì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bé đã bị viêm quy đầu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh