googleb578e89369db4e48.html

Đau tức ngực khi mang thai, mẹ bầu có cần lo lắng?

16:42 - 14/10/2024 Lượt xem: 126 Tác giả: Thanh Nga

Mẹ bầu bị đau tức ngực, có cần lo lắng?

Trong thời kì mang thai, có không ít mẹ bầu chia sẻ rằng mình thường xuyên gặp phải những cơn đau tức ngực và hoang mang không biết triệu chứng này có gây nguy hiểm gì không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các mẹ hãy đồng hành cùng phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân

Theo chia sẻ thì hầu hết thai phụ khi bị đau tức ngực thường cảm nhận được những triệu chứng điển hình đi kèm như: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp thấp. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lí nguy hiểm?

Sau đây là gợi ý một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng tức ngực khi mang thai

1.1 Bị ợ nóng

Đây là nguyên nhân gây tức ngực hay gặp phải ở các mẹ bầu mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc tình trạng trào ngược acid dạ dày diễn ra trong giai đoạn mang thai do nồng độ progesterone tăng cao gây giãn cơ thắt dạ dày. Khi đó, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy tức ngực, khó chịu đi kèm theo những cơn ợ nóng, ợ chua hoặc đau rát cổ họng.

đau tức ngực, tức ngực, đau ngực

1.2 Do thay đổi lượng hormone

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tăng sinh các hormone thai kỳ bao gồm estrogen, progesteron. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, đau tức ngực và khó thở. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng hormone cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu nuôi tim gây đau tức vùng ngực. 

 1.3 Đầy bụng, khó tiêu

Một nguyên nhân khác cũng liên quan tới progesterone là việc tăng sản sinh loại hormone này làm giãn cơ trơn tại ruột, khiến hệ tiêu hoá tăng chứa nhiều hơi hơn và quá trình tiêu hoá thức ăn bị chậm lại, chèn ép đến các cơ quan khác, tạo cảm giác đau tức ngực.

1.4 Ốm nghén

Tức ngực khi mang thai cũng có thể là biệu hiện của tình trạng thai nghén. Đây là hiện tượng sinh lý chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ gây ra cho mẹ cảm giác chán ăn, khó chịu, buồn nôn và nôn. Khi chất nôn trào ngược từ dạ dày, mẹ có thể sẽ cảm thấy đau tức ở khoang ngực.

1.5 Sự thay đổi về trọng lượng thai nhi

Khi thai nhi phát triển và lớn lên, tử cung mở rộng tạo sức ép lên cơ hoành và các cơ quan trong khoang ngực cũng khiến mẹ đau ngực và khó thở

1.6 Thay đổi kích thước bầu ngực

Khi mang thai, sự thay đổi về kích thước ngực tác động tới các khớp, cơ và dây chằng vùng ngực dễ gây hiện tượng căng tức vú và và vùng quanh vú

đau tức ngực, tức ngực, đau ngực

1.7 U cục ở vú

Đây là biểu hiện mà mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng. Những thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai có thể dẫn đến tăng độ dày của mô tuyến vú hoặc hình thành các khối u . Khi sờ thấy khối to lên hay vùng gồ ghề bất thường, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

1.8 Viêm vú

Đây là tình trạng viêm ở mô tuyến vú, có thể gây nhiễm trùng. Biểu hiện thường gặp là vú có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau. Đặc biệt, khi mẹ mắc các bệnh đường hô hấp cũng có khả năng dẫn đến nhiễm trùng vú dẫn đến đau vú.

1.9 Thuyên tắc phổi

Một nguyên nhân nghiêm trọng gây đau ngực có thể xảy ra là thuyên tắc động mạch phổi. Tình trạng này xảy ra khi các cục huyết khối làm tắc nghẽn động mạch phổi. Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được điều trị kịp thời. Thuyên tắc phổi có thể đi kèm với một số triệu chứng như: sưng phù chân, đau ngực khi ho hay khi hít thở sâu, tim đập nhanh,... 

1.10 Tiền sản giật

Đau ngực khi mang thai cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn về chứng tiền sản giật. Biến chứng này thường đi kèm với các dấu hiệu khác như: tăng huyết huyết áp, phù mặt và tay chân, tăng cân đột ngột, protein trong nước tiểu, thường xuyên đau đầu,...

đau tức ngực, tức ngực, đau ngực

1.11 Mắc bệnh về tim

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhu cầu lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho cả thai nhi do đó mà tim cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn và dễ xảy ra các cơn đau tim. Hoặc khi người mẹ bị nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh hay các tình trạng về tim khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu đau tức ngực.

2. Mẹ có thể phòng ngừa cơn đau tức ngực bằng cách nào?

Với những trường hợp tức ngực không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như ợ nóng, thay đổi hormone, ốm nghén,... mẹ có thể dự phòng bằng cách thực hiện những phương pháp đơn giản sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn, luyện tập các bài tập nhẹ nhàng
  • Chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng và các loại thực phẩm kích thích chứng ợ nóng
  • Nằm nghiêng để giảm áp lực lên ngực và phổi
  • Tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng để tránh gây sức ép lên phổi
  • Không nên nằm ngay sau ăn tránh gây tức ngực, khó thở, trào ngược dạ dày
  • Không mặc áo ngực quá chật

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi nghi ngờ triệu chứng tức ngực xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng như tiền sản giật, thuyên tắc phổi, bệnh lý về tim,... mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời. Các bệnh lý này có thể đi kèm một vài triệu chứng khác như: 

  • Buồn nôn, nôn
  • Cảm giác khó thở, chèn ép ở vùng ngực
  • Đau đầu, choáng váng
  • Ngất
  • Sưng, phù ở mặt hoặc chân
  • Nhịp tim nhanh

Mẹ cần đến các các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, siêu âm tuyến vú để chẩn đoán khảo sát bản chất các khối u có thể sờ thấy, theo dõi, đánh giá các tổn thương khi nghi ngờ các trường hợp u cục, viêm nhiễm tuyến vú.

Phòng khám Sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang có đội ngũ bác sĩ và y tá giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là kỹ thuật siêu âm tuyến vú. Đến với phòng khám bạn sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám nhanh chóng và thuận tiện, cùng với sự hướng dẫn, tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ y tế. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai... quan tâm và tin tưởng.

Bài viết liên quan

Cổ tử cung cao có khó mang thai không?
Tử cung đôi gây trở ngại gì tới việc mang thai?
Phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng có thể mang thai không?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra