googleb578e89369db4e48.html

Dây rốn bám màng có nguy hiểm không?

15:55 - 18/05/2025 Lượt xem: 4 Tác giả: Thanh Nga

Dây rốn bám màng là hiện tượng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm với cả thai phụ lẫn thai nhi. Tình trạng này gây cản trở đến việc tiếp nhận oxy và hấp thụ dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi, hay nói cách khác, dây rốn bám màng khiến thai nhi chỉ hấp thu tối đa 30% chất dinh dưỡng. Đây chính là nguyên nhân khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai, sinh non và thai lưu bất kỳ lúc nào.

1. Dây rốn bám màng có nguy hiểm không?

Thông thường trong một thai kỳ, các mạch máu của thai nhi chạy qua dây rốn kết nối trực tiếp vào giữa rau thai của người mẹ. Khi có hiện tượng dây rốn bám màng, dây rốn của thai nhi sẽ chèn bất thường vào rìa của bánh rau dọc theo màng rau- ối, khiến các mạch máu của thai nhi phải hoạt động mà không có sự bảo vệ của rau thai cho đến khi chúng kết nối với nhau tại dây rốn.

Đối với thai phụ

  • Bị nén hoặc vỡ mạch máu cuống rốn: Dây rốn bám màng có thể khiến các mạch máu cuống rốn không được bảo vệ, nguy cơ bị nén hoặc vỡ rất cao, nhất là khi nằm ở vị trí gần cổ tử cung.
  • Mổ lấy thai: Thai phụ có màng ối bị dây rốn bám vào trong khi chuyển dạ buộc phải mổ lấy thai khẩn cấp để đưa thai nhi ra ngoài.
  • Xuất huyết khi chuyển dạ: Bị dây rốn bám màng có thể đi kèm xuất huyết khi chuyển dạ.

Đối với thai nhi

Không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề ở thai phụ, tình trạng này có thể gây nhiều biến chứng ở thai nhi, chẳng hạn:

  • Khi bị dây rốn bám màng, thai nhi chỉ có thể hấp thu tối đa 30% chất dinh dưỡng nên nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng bào thai;
  • Tăng nguy cơ sinh non;
  • Chỉ số Apgar thấp, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt;
  • Trường hợp thai phụ mang thai đôi, cả hai thai nhi có nguy cơ bị hạn chế tăng trưởng.

2. Các biện pháp chẩn đoán dây rốn bám màng

Chẩn đoán dây rốn bám màng cần dựa trên các yếu tố nguy cơ, tiền sử của thai phụ, các triệu chứng lâm sàng và một số cận lâm sàng, cụ thể:

Tiền sử: mổ lấy thai vì bất thường bánh rau, dây rốn, thai kỳ có hỗ trợ sinh sản thụ tinh nhân tạo, các bất thường về giải phẫu tử cung có trước đó,..là các lưu ý để bác sĩ kiểm tra kỹ loại trừ tình trạng dây rốn bám màng ở lần mang thai này.

Triệu chứng lâm sàng: đa phần các trường hợp dây rốn bám màng không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Ra máu bất thường trong thai kỳ: là triệu chứng thường gặp nhất, việc ra máu xảy ra đột ngột, máu đỏ tươi, có thể không kèm theo đau bụng hoặc đau bụng dữ dội trong bệnh cảnh nhau bong non.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: thai nhi không đạt kích thước bình thường so với tuổi thai, đây là biến chứng từ việc giới hạn dinh dưỡng nuôi thai trong dây rốn bám màng.

Cận lâm sàng: siêu âm là phương tiện chẩn đoán chính và phổ biến nhất để xác định tình trạng dây rốn bám màng.

Siêu âm qua đường bụng hoặc qua ngả âm đạo để quan sát về vị trí dây rốn bám vào bánh nhau. Từ đó đưa ra hình ảnh, phân loại, dự đoán nguy cơ của tình trạng này.

Siêu âm doppler mạch máu nhằm kiểm tra tình trạng lưu thông máu của dây rốn, động mạch tử cung, động mạch tử cung,..để tiên lượng, phân loại thai chậm tăng trưởng do dây rốn bám màng hay tình trạng các mạch máu tại dây rốn.

Xét nghiệm máu: bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng rối loạn huyết động trong các trường hợp biến chứng của dây rốn bám màng hoặc để chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

3. Chẩn đoán dây rốn bám màng

Siêu âm: Đây là phương pháp chính để chẩn đoán dây rốn bám màng, đặc biệt là siêu âm màu Doppler, có thể giúp quan sát rõ vị trí bám của dây rốn và các mạch máu. Việc chẩn đoán thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Dây rốn bám màng

Khám thai định kỳ: Việc theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

4. Xử trí và theo dõi

Theo dõi chặt chẽ: Khi phát hiện dây rốn bám màng, thai phụ cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn, bao gồm siêu âm thường xuyên để đánh giá sự phát triển của thai nhi và vị trí của dây rốn.

Tránh các hoạt động mạnh: Để giảm nguy cơ gây áp lực hoặc tổn thương đến các mạch máu.

Nhập viện theo dõi: Trong những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể khuyến cáo nhập viện để theo dõi sát sao hơn, đặc biệt nếu có kèm theo mạch máu tiền đạo.

Mổ lấy thai chủ động: Trong nhiều trường hợp dây rốn bám màng, đặc biệt khi có mạch máu tiền đạo, mổ lấy thai chủ động thường được chỉ định trước khi chuyển dạ để tránh nguy cơ vỡ mạch máu và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Dây rốn bám màng là tai biến sản khoa hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Khám thai và siêu âm định kỳ là cách giúp phát hiện sớm tình trạng này. Do đó, khuyến cáo thai phụ cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai định kỳ, đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường để được xử trí kịp thời và hiệu quả!

Bài viết liên quan

Đâu là nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai?
Vợ chồng hiện đại - không ngại khám tiền sản
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm AMH để làm gì? Ai nên thực hiện?
Xét nghiệm AMH - Chỉ số bao nhiêu là bình thường?