googleb578e89369db4e48.html

Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim

15:18 - 06/03/2023 Lượt xem: 620 Tác giả: Thanh Nga

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ có thai tử vong. Tỷ lệ thai lưu của phụ nữ bệnh tim cũng cao gấp 5 lần và con của họ bị tử vong trong giai đoạn sơ sinh cũng cao gấp 1,5 lần so với các bà mẹ sức khỏe bình thường. Vì vậy, cần quan tâm hơn đến vấn đề tim mạch của phụ nữ có thai và cần tầm soát tốt hơn. Nếu phụ nữ bệnh tim được điều trị và theo dõi bệnh tốt thì tỷ lệ biến chứng thấp.

Trong thai kỳ việc chẩn đoán bệnh tim rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tim thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của mang thai như khó thở, mệt mỏi và ợ nóng hoặc bệnh cơ tim có thể chỉ biểu hiện triệu chứng khi mang thai. Vì vậy, đối với thai phụ, cần khám thai đầy đủ để được phát hiện sớm và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

1. Ảnh hưởng của bệnh tim đối với quá trình mang thai

Người bị bệnh tim khi mang thai có thể bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng ở tổ chức. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng thời điểm ảnh hưởng, thể trạng của mỗi người. Cụ thể như:

  • Thai chậm phát triển
  • Thai phát triển nhẹ cân
  • Dọa sảy thai
  • Sảy thai
  • Dọa sinh non
  • Sinh non
  • Thai chết lưu
  • Dị tật bẩm sinh.

2. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim

dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim

Sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai cũng có thể khiến tình trạng bệnh tim trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các biến chứng ở nửa sau của thai kỳ như:

  • Suy tim cấp
  • Thuyên tắc mạch phổi
  • Phù phổi cấp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Thiếu máu dẫn đến suy tim
  • Tắc mạch do huyết khối.

3. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho thai phụ mắc bệnh tim

Khi chăm sóc thai phụ mắc bệnh tim mạch cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ giúp chăm sóc phụ nữ có thai tốt hơn. Trong chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, cần chú ý đặc biệt 1 số nội dung sau:

  • Ăn hạn chế Natri: ăn giảm muối, hạn chế muối để giảm gánh nặng cho tim( dưới 4g muối/ngày hoặc thấp hơn nữa theo chỉ định của bác sĩ tim mạch)
  • Hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê, bia, rượu. Không hút thuốc lá
  • Ăn đủ chất xơ để tránh táo bón
  • Không ăn quá no, nên chia nhiều bữa nhỏ để tránh khó thở( 4-6 bữa/ngày)
  • Lao động, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, kết hợp chuyên khoa sản và tim mạch để các bác sĩ có thể chủ động đánh giá thai kỳ của bạn cũng như kịp thời phát hiện các nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch siêu âm, quản lí thai tại phòng khám sản phụ khoa quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén
Viêm gan B với thai nghén