Đối tượng thực hiện Pap smear-sàng lọc ung thư cổ tử cung

09:12 - 06/08/2020 Lượt xem: 341

Khoảng một phần tư số phụ nữ mang virus HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một trong số 1.000 phụ nữ nhiễm HPV sẽ phát triển ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap smear là một phương pháp sàng lọc […]

Khoảng một phần tư số phụ nữ mang virus HPV, một loại virus lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một trong số 1.000 phụ nữ nhiễm HPV sẽ phát triển ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap smear là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào trước khi trở thành ung thư. Từ đó, điều trị kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.

1. Đối tượng thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung

Nên bắt đầu đi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung từ khi 21 tuổi. Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần thiết làm sàng lọc.

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm một lần. Những người trong nhóm tuổi này không cần thiết làm xét nghiệm HPV; trừ khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap kèm với xét nghiệm HPV (được gọi là “xét nghiệm kép”) mỗi 5 năm một lần. Hoặc làm riêng xét nghiệm Pap mỗi 3 năm một lần.

Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có kết quả không có gì bất thường theo định kỳ trong 10 năm thì không cần thiết tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 65 tuổi có tiền sử CIN2, CIN3 hoặc ung thư biểu mô tại chỗ nên tiếp tục thường xuyên sàng lọc cho ít nhất 20 năm sau khi được chẩn đoán.

Những phụ nữ đã bị cắt bỏ tử cung và cổ tử cung (cắt bỏ toàn phần tử cung) vì lý do không liên quan đến ung thư cổ tử cung và cũng không có tiền sử bị ung thư cổ tử cung hay tình trạng tiền ung thư nghiêm trọng thì không cần thiết làm xét nghiệm.

Vacxin phòng bệnh trước khi mang thai

Tất cả phụ nữ đã được vắc-xin phòng ngừa HPV vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc theo khuyến nghị dành cho nhóm tuổi của mình.

2. Xét nghiệm pap được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện Pap smear, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh nhỏ tổ chức tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là một xét nghiệm đơn giản, có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng không đau.

3. Trước khi xét nghiệm cần lưu ý những gì?

      • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang kinh nguyệt vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn.
      • Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các sản phẩm diệt tinh trùng vào ngày trước khi thử nghiệm.
      • Cần thư giãn, hít thở sâu và cố gắng giữ bình tĩnh.

Thời gian lý tưởng để có một xét nghiệm Pap smear là 10 đến 20 ngày; kể từ ngày bắt đầu của kì kinh gần nhất. Tốt nhất, bạn không bao giờ nên sắp xếp thực hiện xét nghiệm Pap trong thời gian kinh nguyệt. Bởi máu kinh nguyệt và chất lỏng có thể làm cho khó phát hiện các tế bào bất thường; có thể gây ra một kết quả không chính xác. Bạn có thể làm xét nghiệm Pap nếu đã sạch máu kinh. Để biết chính xác thời điểm sau kinh có thể tiến hành xét nghiệm; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Xử lý và phân tích kết quả

      • Các tiêu bản xét nghiệm Pap được nhuộm Papanicolou theo tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo cho hình ảnh rõ ràng, tránh bỏ sót tổn thương.
      • Phân tích kết quả theo hệ thống phân loại của Bethesda.

Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Papsmear có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân, phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung. Từ đó, cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Thực hiện tầm soát những tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn sự phát triển có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung. Để đăng kí khám, xét nghiệm pap tầm soát ung thư  cổ tử cung sớm tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)