Double test và Triple test giống và khác nhau ở điểm nào?

07:18 - 11/12/2019 Lượt xem: 450

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai xét nghiệm quan trọng trong quá trình mang thai để sàng lọc dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ về chúng. Bài viết sau đây, Phòng khám 43 Nguyễn Khang sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết hơn về […]

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai xét nghiệm quan trọng trong quá trình mang thai để sàng lọc dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ về chúng. Bài viết sau đây, Phòng khám 43 Nguyễn Khang sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết hơn về sự giống và khác nhau của hai loại xét nghiệm này.

A. Sự giống nhau của Double test Triple test.

Xét nghiệm Double test và Triple test phát hiện bất thường nhiễm sắc thể
Xét nghiệm Double test và Triple test phát hiện bất thường nhiễm sắc thể

1. Mục đích xét nghiệm

Được thực hiện ở phụ nữ mang thai, nhằm sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền.

Không khẳng định bị bệnh hay không mà chỉ cho biết ngưỡng nguy cơ mắc bệnh là cao hay thấp.Nguy cơ cao không có nghĩa là em bé chắc chắn bị bệnh, nguy cơ thấp cũng không khẳng định em bé hoàn toàn bình thường.

Khi bé bị nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối thử nhiễm sắc thể.Điều này có thể giúp bác sĩ biết chính xác thai nhi có mắc hội chứng Down hay không?

2. Ai là người cần làm xét nghiệm?

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm.Đặc biệt đối với các mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao lại càng phải thực hiện:

– Trước hoặc trong thai kỳ có sử dụng các thuốc hoặc chất có thể gây hại cho thai nhi.- 

– Có thai trên 35 tuổi

– Sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiễm phóng xạ, tiếp xúc nhiều với hóa chất…

– Đã từng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân

– Tiền sử mang thai dị tật di truyền

– Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh

– Bị đái tháo đường

– Mẹ bầu bị nhiễm virus trong quá trình mang thai

– Siêu âm thai nghi ngờ có bất thường .

3. Độ chính xác của xét nghiệm

Double test hay Triple test đều cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, xét nghiệm nào cũng đều có những sai số nhất định. Vì vậy, thai phụ nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát dị tật thai nhi.

Kết quả xét nghiệm có ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như: Tuổi của mẹ, cân nặng, đơn thai hay song thai…

B. Xét nghiệm Double test khác Triple test ở điểm nào?

1. Thời gian thực hiện xét nghiệm.

– Double test: Mẹ bầu làm khi thai từ 11w – 13w6d, tốt nhất là 12 -13 tuần.

– Triple test : Mẹ bầu làm trong khoảng 15-20 tuần nhưng tốt nhất là 16-18 tuần.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm.

– Xét nghiệm Double test hay Triple test giúp bác sĩ xác định nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng bao gồm: Hội chứng Down (thừa NST 21), Hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18).

– Double test có thể phát hiện thêm hội chứng Patau (thừa NST 13)

– Triple test có thể phát hiện ra nguy cơ dị tật ống thần kinh.

3. Chất xét nghiệm Double test và Triple test.

    • Xét nghiệm Double test xác định nồng độ 2 chất trong máu của mẹ do thai nhi tiết ra:

PAPP-A (PAA): Một loại glycoprotein sản xuất từ nhau thai.

β-hCG tự do (FBC): Một thành phần trong cấu trúc của HCG (human chorionic gonadotropin).

    • Xét nghiệm Triple test xác định nồng độ của 3 chất khác trong máu mẹ cũng do thai nhi tiết ra, bao gồm:

AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai.

uE3 (Unconjugated estriol): Xuất hiện vào ngày thứ 8 của thai nhi.

β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): Một loại steroid do nhau thai sản xuất.

4. Xét nghiệm Double test và Triple test nguy cơ cao mẹ bầu nên làm gì?

Thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn và lựa chọn NIPT/ chọc ối để thử nhiễm sắc thể.

NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn có độ chính xác cao có thể 99% .

Chọc ối là thủ thuật để chẩn đoán xác định (nhưng có nguy cơ khoảng 2% gây chảy máu, nhiễm trùng ối, sinh non, sảy thai…)

Đến với phòng khám 43 Nguyễn Khang các mẹ sẽ được tư vấn về các phương pháp sàng lọc trước sinh. Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, cho kết quả nhanh, chính xác và an toàn.

 

Bài viết liên quan

Mẹ bầu có ăn măng cụt được không?
Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV