googleb578e89369db4e48.html

Giải đáp một số câu hỏi về xét nghiệm tinh dịch đồ?

16:25 - 14/07/2022 Lượt xem: 631 Tác giả: Kim Ngân

1. Xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?

Xét nghiệm tinh dịch đồ là một xét nghiệm dựa trên mẫu tinh dịch nhằm để đánh giá chất lượng của tinh trùng, thông qua các chỉ số như: số lượng, khả năng di động, hình dạng,... Việc đánh giá này được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Giá trị tinh dịch đồ của WHO được dựa trên chỉ số của những người đàn ông có khả năng sinh sản bình thường khi vợ của họ có con trong vòng 12 tháng. Các chỉ số tinh dịch đồ chỉ có ý nghĩa phỏng đoán khả năng sinh sản của nam giới là cao hay thấp, chứ không cho phép kết luận là vô sinh hay không.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ

Thông thường, bác sĩ đề nghị làm tinh dịch đồ khi người bệnh có nhu cầu sinh con nhưng lại không có con như ý muốn, tạm gọi là vô sinh. Để khảo sát người bệnh có thật sự vô sinh hay không thì tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm nền tảng đầu tiên, qua đó giúp bác sĩ đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân tại sao người bệnh chậm có con.

3. Xét nghiệm tinh dịch đồ làm những gì?

Tinh dịch sẽ được thu thập tại phòng thí nghiệm bằng cách thủ dâm hoặc quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su chuyên biệt trong BCS này không chất bôi trơn, không chất tiêu diệt tinh trùng vì nếu có sẽ làm ảnh hưởng, thay đổi độ pH, nồng độ của tinh dịch, hạn chế sự di động của tinh trùng, làm giảm số lượng tinh trùng.. Đặc biệt, tinh dịch nên được phân tích trong vòng không quá 2 giờ.

Một số xét nghiệm sẽ yêu cầu nhiều hơn một mẫu thử, có thể do sự khác nhau về nhiệt độ phòng. Những yếu tố được quan sát trong tinh dịch là:

  • Tổng lượng tinh dịch (tính theo ml).
  • Tiêu chuẩn về hỗn hợp tinh dịch (độ đặc, màu sắc, độ axit).
  • Nồng độ tinh dịch (số lượng tinh trùng/ml).
  • Hình thái (hình dạng và cấu trúc tinh trùng, cho biết về sức khỏe tinh trùng).
  • Độ vận động (% tinh trùng di chuyển về phía trước).
  • Tổng số tinh trùng di động được.

4. Trước khi làm xét nghiệm cần chú ý điều gì?

Giải đáp một số câu hỏi về xét nghiệm tinh dịch đồ

Trước khi làm xét nghiệm, người đàn ông không nên quan hệ tình dục trước đó từ 3 - 5 ngày. Nếu như thời gian kiêng nhỏ hơn 3 ngày thì số lượng, khả năng di động của tinh trùng có nguy cơ bị giảm sút đáng kể. Còn nếu như người đàn ông kiêng quan hệ tình dục quá 5 ngày sẽ làm gia tăng lượng tinh trùng chết hoặc bị dị dạng. Đồng thời khả năng di động của tinh trùng sẽ giảm đi khá nhiều.

Tâm trạng, tinh thần của nam giới khi lấy tinh trùng cũng tác động đến kết quả. Vì vậy, bạn hãy thật thoải mái, không nên lo lắng, căng thẳng quá nhiều.

Đặc biệt, trong quá trình lấy mẫu tinh trùng, hãy đảm bảo rằng bộ phận sinh dục đã được vệ sinh sạch sẽ. Bạn cũng đừng quên vệ sinh tay thật sạch trước khi tiến hành lấy mẫu nhé

5. Khám sức khỏe sinh sản nam chỉ cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ là đủ?

Để đánh giá sức khỏe sinh sản của nam giới ngoài việc xét nghiệm tinh dịch đồ còn có:

- Khảo sát về nội tiết tố, đặc biệt hormone của vùng hạ đồi, tuyến yên hoặc các bệnh như suy thận mạn, các bệnh về nội tiết, tuyến giáp có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của nam giới.

- Siêu âm tuyến tiền liệt, túi tinh để kiểm tra xem có bị bế tắc, nang tuyến tiền liệt hay túi tinh bị căng phồng trong trường hợp bế tắc đường ra,… hoặc có thể chụp CT-scan để kiểm tra những bệnh kèm theo gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Đánh giá di truyền học (sinh học phân tử): khảo sát sinh học phân tử để xem người bệnh có những đột biến gì về gen, nhiễm sắc thể (NST) hay không. Thông thường là những biến đổi trên NST Y bởi đây là NST giới tính truyền tiếp cho người con. Khi NST Y đột biến, nó có khả năng làm cho tinh trùng bị khiếm khuyết và không có khả năng thụ tinh với trứng dẫn đến tình trạng người bệnh vô sinh.

Sinh thiết tinh hoàn: Sử dụng lấy mẫu mô tinh hoàn đọc dưới kính hiển vi để chẩn đoán mô tinh hoàn có khả năng sinh tinh hay không. Bên cạnh đó có thể đánh giá được các yếu tố khác như ung thư của tinh hoàn.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý