googleb578e89369db4e48.html

Giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu về tình trạng nhau bám thấp

06:19 - 27/06/2020 Lượt xem: 6953

Trong quá trình mang thai, không ít mẹ bầu được bác sĩ thông báo có tình trạng nhau bám thấp. Điều này gây tâm lý lo lắng cho mẹ bầu. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến của các mẹ mà phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tổng hợp được về tình trạng rau bám thấp.

1. Nhau bám thấp là gì?

Nhau thai hay còn gọi là bánh rau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ.

Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung – nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao.

2. Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Nhau thai bám thấp là nguyên nhân làm cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Trong giai đoạn chuyển dạ, khi cổ tử cung mở cũng chính là lúc nhau thai tràn ra ngoài; hiện tượng này sẽ khiến thai phụ bị mất máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong cho thai phụ.

3. Rau bám thấp có phải là rau tiền đạo không?

Giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu về tình trạng nhau bám thấp

Nhiều người cho rằng nhau bám thấp là nhau tiền đạo nhưng không phải như vậy. Nhau bám thấp chỉ là một dạng của nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo còn có các dạng như nhau bám mép; nhau tiền đạo bán trung tâm; nhau tiền đạo trung tâm. Tất cả những hiện tượng này đều gây nguy hiểm.

4. Nhau bám thấp có sinh thường được không?

Cổ tử cung của mẹ sẽ đóng suốt thai kỳ và chỉ mở ra lúc chuyển dạ. Nếu bị nhau bám thấp, khi cổ tử cung mở sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai thai nhi ra ngoài. Gây choáng ngất, thậm chí tử vong ở thai phụ. Với thai nhi, trong trường hợp mẹ bị nhau bám thấp cũng rất dễ bị sảy, nguy cơ sinh non lên tới gần 50%.

Tùy vào thể trạng của mẹ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ quyết định để mẹ sinh thưởng hay mổ đẻ. Thông thường, để chắc chắn sẽ là sinh mổ.

5. Nhau bám thấp có được quan hệ không?

Mẹ cần kiêng quan hệ tình dục để không gây tổn thương tới cổ tử cung trong thời gian dưỡng thai. Ngoài ra cần có một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khoa học để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

6. Làm sau để biết mình có bị rau bám thấp hay không?

Dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các hiện tượng khác khi mang thai nên để biết chắc chắn có gặp phải trường hợp rau bám thấp mẹ bầu cần được siêu âm. Bác sĩ sẽ kiểm soát vị trí của rau thai bằng một trong số những biện pháp sau:

      • Siêu âm qua âm đạo
      • Siêu âm qua bụng
      • Chụp cộng hưởng tử.

7. Cách điều trị nhau bám thấp?

Hiện nay chưa có biện pháp y khoa hiện nào can thiệp điều trị được vào tình trạng nhau thai. Mọi phương pháp chỉ hướng tới vai trò làm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian, điều quan trọng là mẹ bầu không nên quá lo lắng; cố gắng giữ gìn sức khỏe cẩn thận và tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.

8. Nên ăn gì và kiêng gì khi bị rau bám thấp?

Khi đã bị chuẩn đoán rau bám thấp, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời lưu ý thêm một số điều sau:

Nếu phát hiện có ra máu khi đi tiểu, có thể không kèm đau bụng; bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa ngay để được kiểm tra ngay.

      • Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, không lo lắng nhiều ảnh hưởng tới cả thai nhi
      • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy trong thời gian này.
      • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng.
      • Nên quyết định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
      • Ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn.
      • Uống bổ sung sắt, acid folic và canxi nhưng ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…

Vị trí nhau thai có thể thay đổi theo thời gian. Nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng như hạn chế các hoạt động mạnh, nhau bám thấp sẽ trở lại vị trí bình thường. Thay vì quá lo lắng, mẹ nên đi khám thai đều đặn để biết nhau thai có thay đổi vị trí hay không. Để đặt lịch khám thai và quản lý thai nghén tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể truy cập website: TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén