Giảm thị lực khi mang thai

16:16 - 24/08/2022 Lượt xem: 419 Tác giả: Thu Hoàng

Giảm thị lực khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, do những thay đổi của cơ thể. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì?và mẹ bầu nên ăn gì để khắc phục tình trạng này? Đều là những vấn đề mà các mẹ bầu đang quan tâm.

1. Nguyên nhân dẫn đến giảm thị lực khi mang thai

Quá trình mang thai thay đổi gần như mọi khía cạnh của cơ thể, đôi khi bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, thị lực không còn rõ ràng như trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mắt mẹ bầu có thể bị mờ, tổn thương hoặc nhiễm trùng bất cứ lúc nào. Dưới đây là những nguyên nhân làm suy giảm thị lực mà mẹ bầu nên biết:

Giảm tiết nước mắt: Hormone thai kỳ gây ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt của mẹ bầu, từ đó dẫn đến khô mắt hoặc thậm chí là mờ mắt.

Áp lực lên mắt: Hormone thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ra sự tích tụ chất lỏng trong mắt, giống như cách chúng làm cho mắt cá chân và bàn chân của bạn sưng lên. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về độ cong của nhãn cầu, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.

Hệ miễn dịch giảm: Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ điều chỉnh các biện pháp bảo vệ miễn dịch để bảo vệ phôi thai. Những thay đổi tạm thời này rất tốt cho bé, nhưng có thể khiến mẹ dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như đau mắt đỏ, mắt bị mờ.

Tầm nhìn ngoại vi kém: Bạn cũng có thể bị giảm thị lực ngoại biên khi mang thai.

Mí mắt có màu: Một loại sắc tố tích tụ quanh mắt khi mang thai dẫn đến nám mí mắt cũng có thể cản trở tầm nhìn của bạn tại thời điểm này.

2. Những dấu hiệu giảm thị lực khi mang thai

giảm thị lực khi mang thai

Mẹ bầu bị mờ mắt khi mang thai có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Ngứa rát
  • Khó chịu
  • Khô mắt: Trong thời gian mang thai, người mẹ có thể nhận thấy mắt khô hơn bình thường. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như cộm, xốn, cay, rát, mắt khó nhắm mở, ngứa, đỏ, nhức mắt, rối loạn thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, mắt mỏi và buồn ngủ…
  • Nhìn đôi : tức là nhìn thấy 2 hình của cùng một vật.
  • Thay đổi thị lực: Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể thay đổi độ dày và hình dạng của giác mạc. Khi ấy, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn ở vùng mắt (đặc biệt là nhãn cầu), khiến thị lực bị giảm sút (mờ mắt).
  • Cảnh vật dường như có lớp hạt bao phủ.

3. Biện pháp giảm mờ mắt khi mang thai

Cần hiểu tình trạng mờ mắt khi mang thai tức là mẹ cảm nhận không còn nhìn thấy rõ ràng như trước, chứ không phải là giảm đi một cách đột ngột. Đây là một trong những thay đổi hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm đến mẹ cũng như thai nhi. Do đó, bạn đừng nên quá lo lắng! Sau khi sinh xong, tình trạng này sẽ dần biến mất.

Tuy nhiên, nếu thấy thị lực giảm đi một cách đột ngột thì mẹ bầu cần đi khám ngay để điều chỉnh lại thị lực của mình.

Một vài biện pháp giúp để cải thiện tình trạng của mẹ bầu gồm:

  • Không dụi mắt
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Sử dụng kính râm khi ra ngoài
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt. Lưu ý là mẹ bầu phải chọn loại an toàn cho phụ nữ mang thai.

Nếu mắt nhìn mờ, kéo theo chỉ số huyết áp và mức protein trong nước tiểu tăng cao thì đây được xem là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật - biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Lúc này, mẹ bầu nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

4. Thực phẩm tốt cho mắt khi mang thai

giảm thị lực khi mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên lựa chọn và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm tốt cho mắt, để giảm thiểu tình trạng mờ mắt, không nhìn rõ.

Rau có màu xanh:

Các loại rau có màu xanh như: bông cải xanh, cải xoăn, bó xôi,… đều chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng táo bón. Đồng thời, Lutein, Zeaxanthin có trong rau còn là nguồn cung cấp vitamin C tốt cho mắt. Vì vậy, khi bị mờ mắt mẹ đừng bỏ qua các loại rau xanh.

Thịt bò:

Có thể mẹ bầu chưa biết, lượng kẽm dồi dào trong thịt bò sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Đồng thời, chúng còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và giảm thiểu mờ mắt. Không chỉ vậy, loại thịt này còn giàu acid folic hạn chế thiếu máu, do đó mẹ bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ dinh dưỡng của mình.

Các loại hạt:

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại hạt như: hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ, hạt bí ngô,… Bởi vì, chúng vừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa giảm thiểu các tổn thương ở mắt, từ đó cải thiện tầm nhìn.

Cá:

Cá ngừ, cá chép, cá basa, cá hồi,… đều là những loại cá giàu Omega-3 một dạng acid béo tốt cho sức khỏe của đôi mắt. Vì vậy, để cải thiện tình trạng mắt nhìn mờ khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung cá vào trong danh sách thực đơn mỗi ngày.

Trái cây họ cam, quýt:

Vitamin C là chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi,… Khi bổ sung loại vitamin này, cơ thể sẽ ngăn ngừa được các gốc tự do và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra vitamin C còn có khả năng kháng viêm, chữa lành các tổn thương ở mắt. Vì vậy mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây họ cam, quýt để giảm thiểu tình trạng đau mắt, nhiễm trùng mắt.

Cà rốt:  

Chất xơ có trong củ cà rốt sẽ giúp mẹ bầu trị được chứng táo bón hiệu quả. Không chỉ vậy, loại quả này còn chứa hàm lượng lớn vitamin A giúp bảo vệ mắt, tăng cường thị lực. Đặc biệt, cà rốt cũng có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiễm trùng. Do đó nếu đang gặp phải các tổn thương ở mắt thì mẹ bầu nên sử dụng cà rốt để chế biến các món ăn hàng ngày.

Như vậy, Khi xuất hiện tình trạng này, để cải thiện thị lực mẹ bầu nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày, những loại thực phẩm mà chúng tôi vừa chia sẻ. Đồng thời vệ sinh mắt sạch sẽ, đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng là việc mà mẹ bầu nên làm để hạn chế các tổn thương ở mắt.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ