Ho khi mang thai- mẹ bầu cần lưu ý những gì?
14:20 - 09/05/2022 Lượt xem: 509 Tác giả: Thanh Nga
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có một số thay đổi, một trong số đó là trở nên nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Một trong những hiện tượng thường gặp là ho khi mang thai. Đây cũng là lý do mà nhiều bà bầu lo lắng không biết mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh ho, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:
1.1. Nguyên nhân thời tiết
Thời tiết giao mùa, đặc biệt khi trời đột ngột trở lạnh ở đầu mùa thu, đông dễ khiến mẹ bầu mắc phải triệu chứng ho.
1.2. Do hệ miễn dịch yếu
Ở phụ nữ mang thai, sức đề kháng cơ thể cũng bị suy giảm hơn nhiều, cùng sự thay đổi nội tiết tố là điều kiện tốt khiến các vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh. Ho là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp.
1.3. Trào ngược dạ dày
Khi mang thai, tử cung kích thước lớn tạo áp lực lên ổ bụng, dễ gây trào ngược dạ dày. Acid dạ dày lúc này có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp gây ra triệu chứng ho.
1.4. Dị ứng
Cơn ho khan có thể xuất hiện nếu cơ thể mẹ bầu tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: thay đổi thời tiết, hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông chó mèo,…
1.5. Hen suyễn
Phụ nữ có tiền sử bệnh hen suyễn cũng thường gặp tình trạng ho kéo dài, dễ mắc các bệnh đường hô hấp trong thời kỳ mang thai.
1.6. Ô nhiễm không khí
Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi, khí gas cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị ho.
1.7 Ho do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp
Nếu ho do viêm họng, viêm xoang,... hoặc bệnh lý phổi: viêm phế quản, viêm phổi,… kèm theo sốt hoặc tức ngực, khạc đờm,... thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
2. Mẹ bầu bị ho nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị ho là một biểu hiện bình thường khi mang bầu. Thông thường, ho sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài liên tục, các virut gây bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu phải điều trị sớm.
Ho không phải là dấu hiệu tự dưng mà xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện khi mẹ bầu bị cảm cúm, bị sốt hoặc bị viêm họng, viêm phế quản… Nếu bị ho do các bệnh gây nên thì mẹ nên nhanh chóng trị dứt điểm tránh để virus gây bệnh tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài ra, những cơn ho dữ dội, ho nhiều và mạnh sẽ tác động khiến tử cung bị co thắt. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non nếu ở cuối thai kỳ…
Nếu mẹ bị ho ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, thì các mẹ cần lưu ý vì thời điểm này thai còn rất yếu, chưa ổn định. Nếu ho kèm theo ra máu thì có thể mẹ đã bị viêm phổi. Mẹ cần phải chú ý các dấu hiệu này để kịp thởi xử lý. Vì có thể sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy và gia tăng nguy cơ bị sảy thai.
3. Khi bị ho mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Dưới đây là những lưu ý bị ho khi mang thai mà các mẹ nên biết để chăm sóc tốt hơn:
- Mẹ bầu nên chọn ngủ sớm. Duy trì lối sống tinh thần tích cực, vui vẻ. Làm việc không được cố quá sức cho xong việc dẫn tới stress, gây nên mệt mỏi, suy nhược làm đề kháng yếu hơn.
- Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.
- Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. Có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Nhưng không được tắm nhiều khi bị cảm.
- Khi tắm hãy cho thêm ít giọt dầu tràm khi bị ho, bị cảm khi mang thai.
- Nên mua chai súc miệng để làm sạch khuẩn vùng họng..
- Vào thời tiết mùa đông lạnh giá mẹ nên mặc kín gió. Đảm bảo cơ thể ấm áp tránh cảm cảm lạnh.
- Không tùy tiện mua thuốc uống cho mình.
- Bổ sung thực phẩm rau củ quả giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ chín, nho, kiwi,… và các loại rau cải, súp lơ…
- Bổ sung thêm hành, tỏi, sả, nghệ trong món ăn.
- Uống nước ấm, ăn chín uống sôi.
Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị sớm.
4. Phòng ngừa ho cho mẹ bầu
Với mẹ bầu, việc tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi việc sử dụng thuốc trị bệnh ở giai đoạn này cần rất hạn chế để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sức khỏe của mẹ bầu kém đi cũng là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, virus dễ gây bệnh hơn.
Do đó, phụ nữ mang thai nên chủ động tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh, ho bằng cách:
4.1. Uống Vitamin tổng hợp
Đôi khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ cung cấp cho cơ thể, tạo hàng rào ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Các loại Vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu giúp cung cấp Vitamin, sắt và các dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
4.2. Nghỉ ngơi hợp lý
Cơ thể mẹ khi mang thai không nên lao động quá sức, cần nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là ngủ đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp cân bằng cơ thể, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
4.3. Tiêm phòng vắc xin
Phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai cần chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp để bảo vệ cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
Ngoài ra mẹ bầu cũng cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với những người bị ốm, cảm cúm, cảm virus để ngăn ngừa lây bệnh. Bà bầu bị ho không phải là triệu chứng nguy hiểm quá đáng lo ngại, song không nên chủ quan, thận trọng trong sử dụng thuốc điều trị.
Trong thai kỳ, nếu bị ho khi mang thai hoặc gặp bất kỳ các triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.