googleb578e89369db4e48.html

Hội chứng hít nước ối phân su ở trẻ sơ sinh - những điều mẹ cần biết

11:48 - 06/12/2024 Lượt xem: 30 Tác giả: Thanh Nga

Bạn đã từng nghe đến Hội chứng hít nước ối phân su - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên vấn đề suy hô hấp ở trẻ sơ sinh? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và liệu nó có gây ra những tổn thương lâu dài cho sức khoẻ của trẻ? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phân su là gì?

Phân su là loại phân không mùi, màu xanh đen, sệt, dính mà trẻ sẽ thải ra đầu tiên sau khi chào đời. Đây là kết quả của sự tích luỹ các tế bào da, chất nhầy, lông, tóc và các glycoprotein qua quá trình nuốt nước ối của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. 

Thông thường, trong vòng 24h sau sinh, hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu hoạt động, phân su sẽ được tống ra khỏi ruột già. Tuy nhiên, ở một số trẻ, hiện tượng này có thể xảy ra trước sinh, trong quá trình chuyển dạ, khi bé còn nằm trong tử cung của mẹ. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có hội chứng hít nước ối phân su. 

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ hít phải nước ối có lẫn phân su?

Hội chứng hít nước ối phân su là tình trạng trẻ hít phải hỗn hợp nước ối và phân su trước, trong hoặc sau khi chuyển dạ dẫn đến các vấn đề về hô hấp và thông khí ở phổi.

Sự tống xuất phân su trước khi sinh chủ yếu xuất phát từ việc thai nhi gặp phải những áp lực, căng thẳng lúc gần sinh gây suy giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, kích thích hệ phó giao cảm làm tăng hoạt động đường ruột, giãn cơ thắt hậu môn khiến phân su dễ dàng thải vào nước ối

Các yếu tố có thể dẫn đến việc căng thẳng và tăng nguy cơ trẻ đi ngoài phân su sớm ở thai nhi bao gồm:

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài
  • Thai quá ngày dự sinh khiến nhau thai lão hoá không đủ cung cấp oxy 
  • Các bất thường dây rốn: sa dây rốn, dây rốn bị chèn ép,...
  • Mẹ có sử dụng các chất kích thích hoặc hút thuốc lá nhiều (bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và thụ động) 
  • Mẹ mắc các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp hoặc chứng tiền sản giật
  • Mẹ mắc các bệnh lý nhiễm trùng 

Những yếu tố này có thể khiến trẻ khó thở, thở mạnh và sâu hơn bình thường từ đó vô tình hít nước ối sâu vào phổi. Nước ối có lẫn phân su sẽ đi vào và gây tắc nghẽn đường thở của trẻ 

3. Hội chứng hít nước ối phân su nguy hiểm như thế nào?

Dù phần lớn không gây ra những biến chứng lâu dài, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, việc trẻ hít phải nước ối lẫn phân su có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: nhiễm trùng, suy hô hấp, phì đại phổi, tràn khí màng phổi, tăng áp động mạch phổi, tổn thương nhu mô phổi. Đặc biệt, trong trường nghiêm trọng, tình trạng này có thể làm giảm lượng oxy đến não, gây tổn thương não vĩnh viễn.

phân su, hội chứng hít nước ối phân su, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, suy hô hấp

4. Hít nước ối phân su - Làm sao để nhận biết?

 Khi hít phải nước ối chứa phân su, bé sẽ có những biểu hiện sau:

  • Suy hô hấp: khó thở, thở gấp, bất thường nhịp tim,...
  • Da xanh tím hoặc da nhuốm màu phân su
  • Co rút lồng ngực, khám đôi khi nghe được rales ở phổi
  • Có phân su trong nước ối
  • Chỉ số Apgar thấp

5. Chẩn đoán và điều trị hội chứng hít nước ối phân su ra sao?

Khi phát hiện có phân su lẫn trong nước ối, việc theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu hít nước ối phân su sẽ được thực hiện ngay khi trẻ chào đời. Bác sĩ sẽ tiến hành nghe lồng ngực phát hiện các bất thường trong nhịp thở, chụp X-quang ngực, kiểm tra khí máu động mạch đánh giá nồng độ oxy và carbondioxide, siêu âm tim đánh giá chức năng và sàng lọc dấu hiệu tăng áp động mạch phổi dai dẳng.

Trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng hít nước ối phân su cần được hút sạch nước ối phân su ra khỏi đường hô hấp càng sớm càng tốt qua ống thông nội khí quản và cung cấp oxy ngay sau đó.

 Bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định theo dõi nhịp thở và điều trị bổ sung cho trẻ bằng các phương pháp:

  • Thở máy oxy
  • Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể dùng thiết bị ECMO trao đổi khí qua màng ngoài cơ thể

Để dự phòng hội chứng hít nước ối phân su cho trẻ, các mẹ bầu, đặc biệt nếu có các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật,... cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ, khám thai định kỳ, tránh tâm lý căng thẳng và xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Việc chủ động phòng ngừa sẽ giúp hạn chế nguy cơ xảy ra và điều trị kịp thời tránh những di chứng về sau.

Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.



Bài viết liên quan

Nhịp tim nhanh khi mang thai có phải dấu hiệu đáng lo?
Chỉ số Apgar và vai trò trong hồi sức sơ sinh
Dây rốn quấn cổ 2 vòng, sinh thường liệu có nguy hiểm?
Cổ tử cung cao có khó mang thai không?
Tử cung đôi gây trở ngại gì tới việc mang thai?