Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách trong suốt thai kỳ

03:09 - 08/04/2020 Lượt xem: 670

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới. Thiếu sắt có thể dẫn […]

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi; có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1. Tác dụng của sắt đối với mẹ bầu?

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Khi thiếu sắt, việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường. Vì vậy mẹ bầu cần nhiều sắt để tăng cường sức khỏe và đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn; không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Đối với mẹ, thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non; nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Còn đối với thai việc thiếu máu, thiếu sắt là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai; non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

2. Bắt đầu bổ sung sắt cho bà bầu từ khi nào?

Bà bầu nên bổ sung sắt bằng thuốc uống ngay khi bắt đầu có thai và bổ sung liên tục cho tới sau sinh 1-3 tháng.

3. Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày.

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

    • Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới :

Phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày; uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.

Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg/ngày.

Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp,mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

4. Những thực phẩm giàu sắt

Sắt có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như: tim, gan, thịt gia cầm; cá, hàu, lòng đỏ trứng; các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó nguồn gốc động vật được coi là nguồn hấp thu sắt tốt hơn so với thực vật. Ở một người bình thường hấp thu có thể hấp thu được 10 – 15% sắt từ động vật con số này chỉ còn là 5 – 10% sắt ở thực vật.

Ngoài việc bổ sung chất sắt thì các bà mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm các chất khác như Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, Vitamin B-12,… bởi các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu

Và đây là bảng liệt kê hàm lượng sắt trong một số thưc phẩm thông dụng để các mẹ tham khảo

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách trong suốt thai kỳ

5. Thời điểm uống sắt hợp lý nhất trong ngày

Quá trình hấp thu sắt bắt đầu diễn ra từ dạ dày và chủ yếu là tại hành tá tràng. Nó cũng có thể diễn ra ở đầu ruột non nhưng với mức độ thấp.

Thời điểm tốt nhất để uống thuốc sắt là khi bụng đói bởi acid trong dạ dày giúp hấp thu sắt, khi đói, dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường.

Vì thế bà bầu nên uống thuốc sắt vào buổi sáng- trước bữa sáng 30 phút hoặc sau khi ăn sáng 2 tiếng.

Một tác dụng phụ của thuốc sắt là gây nóng trong người. Vậy nên, nếu uống thuốc sắt trước khi ngủ, vào ban đêm thì bà bầu sẽ khó ngủ ngon hơn.

6. Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?

Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng:  sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách trong suốt thai kỳ

Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate…

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

7. Dùng sắt nên tránh xa những thực phẩm nào?

Khi bổ sung sắt cho bà bầu cần tránh uống sữa, những thực phẩm có chứa nhiều canxi như phô mai và các chế phẩm từ sữa. Trà và cà phê cũng làm giảm hấp thu sắt nên mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung sắt cách xa các thực phẩm này ít nhất 2 giờ nhé!

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và chế độ dùng thuốc sắt trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua