googleb578e89369db4e48.html

Indomethacin trong dự phòng sinh non

15:37 - 01/11/2022 Lượt xem: 901 Tác giả: Thanh Nga

Sinh non là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh. Thuốc giảm co được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho thai phụ dọa sinh non để có thời gian dùng Corticosteroid và Magie sulfat trước sinh cho bà mẹ và chuyển tuyến đến các trung tâm có đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về liệu pháp giảm co bóp tử cung nào là tốt nhất để được là lựa chọn đầu tiên. Mục đích của tổng quan này là so sánh hiệu quả giảm co bóp tử cung và khả năng dung nạp của Indomethacin so với các loại thuốc giảm co khác biệt đặc biệt là sau các thủ thuật/phẫu thuật sản khoa. Các bằng chứng hiện tại cho thấy, Indomethacin là một thuốc có hiệu quả cắt cơn co tử cung tốt nhất đặc biệt và nguy cơ, tùy vào từng bện nhân và từng trường hợp để có chỉ định dùng Indomethacin thích hợp cho từng người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2017 chuyển dạ sinh non có thể được mô tả là sự xuất hiện của các cơn co tử cung thường xuyên làm xóa mở cổ tử cung dẫn tới em bé được sinh ra còn sống khi ở tuổi thai trước 37 tuần của thai kỳ, nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và các bệnh tật nghiêm trọng đến sức khỏe ở trẻ sơ sinh.

Chuyển dạ sinh non có liên quan đến 50-70% các ca tử vong sơ sinh và 50% tỷ lệ mắc bệnh sơ sinh như: Hội chứng suy hô hấp, bệnh phổi mãn tính, xuất huyết não thất, nhiễm trùng huyết, bại não và các dạng suy giảm phát triển thần kinh khác, mù, điếc bẩm sinh… trên toàn thế giới.

Đặc biệt chuyển dạ sinh non dẫn đến các gánh nặng về nhân lực y tế, kinh tế y tế do đòi hỏi các cơ sở y tế cần đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng đặc biệt để chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị sinh non và những bất lợi về kinh tế xã hội đối với bệnh nhân bị ảnh hưởng liên quan đến điều trị các biến chứng cho em bé gây ra áp lực và rối loạn trong cuộc sống. Chuyển dạ sinh non xảy ra trong khoảng 4-15% của tất cả các trường hợp mang thai và những tỷ lệ này đã tăng lên trong những năm gần đây. Tỷ lệ chuyển dạ sinh non thay đổi tùy theo quốc gia và khu vực , tỷ lệ này xấp xỉ 5% ở một số quốc gia Bắc Âu nhưng trên 15% ở 1 số quốc gia cận Sahara, châu Phi và châu Á.

Tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan đến chuyển dạ sinh non tỷ lệ nghịch với tuổi thai khi sinh. Sử dụng thuốc giảm co có thể trì hoãn việc sinh bằng cách gây giãn hoặc cắt cơn co tử cung. Dùng các thuốc giảm co đã được chứng minh giúp cải thiện tỷ lệ sống của trẻ sơ sinh.

Cụ thể, theo WHO 2015 trẻ sơ sinh có cơ hội sống tăng thêm 3% cho mỗi 24 giờ chậm chuyển dạ, nhờ can thiệp cấp cứu trẻ sơ sinh và áp dụng các phương pháp điều trị như Ccorticosteroid, Magnesium sulfate… trước sinh.

Hiện nay có 6 nhóm thuốc giảm co thường được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm Beta-mimetic Agonits: Ritodrine, Terbutaline, Salbutamol…
  • Nhóm chẹn kênh calci: Nifedipin, Nicardipin…
  • Nhóm anti-Prostagladin: Indomethacin…
  • Nhóm anti receptor oxytocin: Atosiban…
  • Magnesium sulfate
  • Nhóm Nitrate: Nitroglycerin…

Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên theo WHO 2015 và NICE 2015 nhóm thuốc giảm co dòng Beta-mimetic Agonits không nên được dùng trên lâm sàng, còn nhóm Nitrate thì ít sử dụng trên lâm sàng.

Theo WHO 2014 sinh non là khi trẻ được sinh ra còn sống trước 37 tuần được chia làm 4 loại là:

  • Sinh cực non: < 28 tuần
  • Sinh rất non: Từ 28 - < 32 tuần.
  • Sinh non trung bình: Từ 32-33 tuần 06 ngày
  • Sinh non muộn: Từ 34-36 tuần 06 ngày.

Thai phụ được chẩn đoán là chuyển dạ sinh non khi bác sĩ lâm sàng khám bằng sờ tay trên bụng thấy có lớn hơn hoặc bằng 4 cơ co hoặc có biểu hiện đau 4 cơn trong 20 phút hay 8 cơn trong 60 phút, cổ tử cung mở trên 2 cm hoặc xóa mở trên 80%, có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định bởi một người khám trong nhiều lần khám lưng, căng cứng bụng, trên cận lâm sàng siêu âm thấy chiều dài cổ tử cung dưới 25 cm xét nghiệm Fetal fibronectin cao trên ngưỡng, chạy mornitoring sản khoa có cơn co tử cung.

Mục đích của cuyển dạ sinh non là trì hoãn hoặc làm chậm thời gian sinh để có thời gian co liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi của thai nhi.

Prostaglandin là hormone có rất nhiều chức năng và tác dụng. Trong đó, prostaglandin ảnh hưởng đến sự co cơ tử cung bằng cách gây ra sự gia tăng nồng độ canxi nội bào tự do, khuếch đại sự hoạt hóa của kinase chuỗi nhẹ myosin đồng thời nó có vai trò quan trọng trong việc khởi phát và duy trì quá trình chuyển dạ.

Enzyme COX là nền tảng để sản xuất prostaglandin, do đó ức chế hoạt động của COX, dẫn đến giảm sản xuất Prostaglandin, giảm co thắt tử cung.

Indomethacin là thuốc ức chế sản xuất Prostagladin thông qua ức chế COX được sử dụng thường xuyên nhất để cắt cơn co tử cung dễ sử dụng và chi phí thấp. Tuy nhiên khi sử dụng Indomethacin

 Kéo dài có thể gây một vài tác dụng phụ như: Đối với thai phụ, thuốc có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như buồn nôn, trào ngược thực quản, viêm dạ dày, nôn mửa, rối loạn chức năng tiểu cầu nhưng hiếm gặp ở những bệnh nhân không có rối loạn đông máu cơ bản.

Đối với thai nhi có thể gây co thắt ống động mạch, tăng áp động mạch phổi, giảm chức năng thân, đóng động mạch sớm, đối với trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não, viêm ruột hoại tử.

Chính vì vậy để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn tác giả Rundell 2017 khuyến nghị chống chỉ định dùng Indomethacin cho những người bệnh bị rối loạn chức năng tiểu cầu, chức năng đông máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy gan-thận, hen suyễn và thai phụ quá mẫn cảm với Aspirin. Các nghiên cứu và bằng chứng gần đây cho thấy khi sử dụng đúng cách và chỉ định Indomethacin là một thuốc có hiệu quả cắt cơn co tử cung rất tốt, đặc biệt là sau các can thiệp thủ thuật, có nguy cơ rất thấp thai nhi bị co thắt, rối loạn chức năng ống động mạch, suy giảm chức năng thận và tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử, xuất huyết não thất cho em bé sau sinh.

Nguồn: Hội nghị sản phụ khoa Việt –Pháp 2022

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?