Khi nào cần làm xét nghiệm thiếu máu tán huyết trước sinh?

02:54 - 25/04/2020 Lượt xem: 654

Thiếu máu tán huyết ( thalassemia ) là bệnh được truyền từ bố mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn; em bé sinh ra mắc bệnh chỉ khi cả người bố và mẹ đều mang gen bệnh. Hiện nay đã có những xét nghiệm thiếu máu tán huyết hết sức đơn giản; giúp […]

Thiếu máu tán huyết ( thalassemia ) là bệnh được truyền từ bố mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn; em bé sinh ra mắc bệnh chỉ khi cả người bố và mẹ đều mang gen bệnh. Hiện nay đã có những xét nghiệm thiếu máu tán huyết hết sức đơn giản; giúp xác định khả năng mang bệnh.

1. Khi nào cần làm xét nghiệm thiếu máu tán huyết trước sinh?

Xét nghiệm bệnh thalassemia là một trong các loại xét nghiệm tầm soát trước sinh cần thiết; đặc biệt với các đối tượng sau đây:

    • Có mong muốn sàng lọc sớm các bệnh lý di truyền ở những người sắp lập gia đình.
    • Phụ nữ có thai hoặc đang có ý định mang thai.
    • Gia đình người vợ hoặc chồng có người mang gen hoặc mắc bệnh Thalassemia.
    • Cặp vợ chồng có con mắc bệnh Thalassemia.
    • Chồng của thai phụ có kết quả xét nghiệm huyết học bất thường.

xét nghiệm thiếu máu tán huyết

2. Quy trình xét nghiệm bệnh thiếu máu huyết tán?

Quy trình xét nghiệm thiếu máu huyết tán phát hiện người mang gen Thalassemia dựa vào cơ chế di truyền của bố và mẹ, được thực hiện theo từng bước:

    • Bước đầu tiên là chỉ định thực hiện tổng phân tích tế bào máu dò xét các chỉ số xét nghiệm quan trọng
    • Căn cứ vào kết quả xét nghiệm huyết đồ; bác sĩ sẽ chỉ định bước xét nghiệm thứ hai là định lượng thành phần hemoglobin trong máu.
    • Sau đó, bác sĩ có thể cân nhắc làm các xét nghiệm khác để xác định. Ví dụ như xét nghiệm sinh học phân tử để xác định nguy cơ đột biến gen.

3. Các xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh thalassemia

    • Xét nghiệm công thức máu

Công thức máu (Huyết đồ) là xét nghiệm thiếu máu tán huyết đầu tiên được bác sĩ ưu tiên chỉ định để chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Hồng cầu chứa hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy tới nuôi các mô và hệ cơ quan. Xét nghiệm huyết đồ nhằm mục đích đánh giá các chỉ số hồng cầu quan trọng và dựa vào đó để biết cơ thể có đang thiếu máu hay không và nếu có thì thiếu máu loại nào:

Các giá trị xét nghiệm công thức máu kể trên có thể thay đổi tùy theo phòng thí nghiệm. Với người lớn, nếu chỉ số MCV < 80 fl, MCH < 27pg thì có khả năng là dấu hiệu người đó bị thiếu máu nhược sắc do mang gen Thalassemia hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Phương pháp xét nghiệm bệnh Thalassemia này đang được WHO khuyến cáo sử dụng vì tính tiện lợi, đặc biệt đối với những người không chuyên ngành huyết học.

2. Điện di hemoglobin

Điện di hemoglobin là một trong các loại xét nghiệm thiếu máu tán huyết quan trọng, giúp xác định thành phần các loại hemoglobin (tiểu đơn vị vận chuyển oxy) có trong máu.

Những hemoglobin bình thường và bất thường sẽ có cấu trúc phân tử khác nhau, dẫn đến việc chúng có điện tích khác nhau và di chuyển với tốc độ khác nhau dưới tác dụng của dòng điện. Vì vậy, phương pháp điện di hemoglobin sẽ tách ra được hemoglobin bất thường và bình thường nhờ vào tác động của dòng điện. Từ đó, bác sĩ có thể xem xét xem trong máu bệnh nhân có sự hiện diện của hemoglobin bất thường hay không và thậm chí đo được nồng độ của chúng.

Bên cạnh đó, nồng độ quá thấp hoặc quá cao của các loại hemoglobin bình thường hay trong máu có sự xuất hiện của những hemoglobin bất thường thì đều là dấu hiệu mắc bệnh. Thông thường các loại hemoglobin bất thường có khả năng xuất hiện; song lại không gây ra nhiều triệu chứng hoặc có thể dẫn đến những bệnh lý nhẹ thoáng qua; nhưng đôi khi có thể gây ra bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như bệnh Thalassemia.

xét nghiệm thiếu máu tán huyết

3. Sắt huyết thanh

Sắt huyết thanh thường được sử dụng để đo các chỉ số liên quan: Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) và Ferritin. Xét nghiệm này thường dùng để phân biệt nguyên nhân thiếu máu nhược sắc do mang gen Thalassemia hay do thiếu sắt. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân mang gen Thalassemia có kèm theo thiếu sắt nên với tình trạng thiếu máu nhược sắc có thiếu sắt; cần bổ sung sắt và làm xét nghiệm máu lại để tránh kết quả sai lệch. Kết quả sắt huyết thanh cho thấy bệnh nhân thiếu máu huyết tán khi:

    • Sắt trong máu tăng
    • Độ bão hòa sắt có thể tăng lên đến 80%
    • Ferritin tăng.

4. Cách phòng ngừa bênh thalassemia

Thalassemia bản chất là di truyền lặn, được truyền từ cha mẹ sang con và đứa trẻ chỉ thật sự biểu hiện bệnh khi cả bố và mẹ đều là người mang gen bệnh. Như vậy, người mang gen Thalassemia hoàn toàn có khả năng sinh ra những em bé khỏe mạnh nếu họ kết hôn và sinh con với người không mang gen.

Trong trường hợp cả hai người cùng mang gen bệnh kết hôn và quyết định sinh con thì với các phương pháp chẩn đoán trước sinh (như phương pháp chẩn đoán di truyền trước khi chuyển phôi hoặc tiến hành chẩn đoán trên tế bào ối) cho thấy vẫn có khả năng bố mẹ sinh ra những em bé không mang gen bệnh Thalassemia.

Trong trường hợp cả hai người cùng mang gen bệnh kết hôn và quyết định sinh con thì với các phương pháp chẩn đoán trước sinh (như phương pháp chẩn đoán di truyền trước khi chuyển phôi hoặc tiến hành chẩn đoán trên tế bào ối) cho thấy vẫn có khả năng bố mẹ sinh ra những em bé không mang gen bệnh Thalassemia.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, nhất là các cặp đôi có ý định mang thai và sinh con nên chủ động đến các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm thiếu máu tán huyết để có thể tìm cách đề phòng bệnh Thalassemia cho chính con em sau này.

Để được xét nghiệm máu phát hiện bệnh thalassemia cũng như tư vấn, khám tiền sản các bạn có thể liên hệ có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua