Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chlamydia?

02:58 - 24/08/2020 Lượt xem: 269

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là vi khuẩn gây bệnh ở người. Nếu nhiễm phải Chlamydia nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trên cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Vậy khi nào cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia? Hãy cùng 43 […]

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là vi khuẩn gây bệnh ở người. Nếu nhiễm phải Chlamydia nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trên cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Vậy khi nào cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia? Hãy cùng 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Chlamydia là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến (đặc biệt ở nước phát triển). Trên thế giới mỗi năm có khoảng 131 triệu người mắc bệnh này. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, đặc biệt ở lứa tuổi dưới 25 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Chlamydia qua đường tình dục nhiều hơn giang mai 50 lần và hơn bệnh lậu 3 lần.

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể người đã từng quan hệ tình dục. Có rất nhiều loại Chlamydia khác nhau gây bệnh trên cơ thể người. Xét nghiệm này sử dụng một mẫu dịch của cơ thể hoặc nước tiểu để tìm vi khuẩn Chlamydia (Chlamydia trachomatis)

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm?

      • Bệnh nhân có những triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường kèm đau bụng (đối với nữ) hoặc tiết dịch từ dương vật bất thường và đau khi tiểu tiện (đối với nam)
      • Quan hệ tình dục không an toàn
      • Nữ giới dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục.
      • Quan hệ không an toàn với bạn tình mới hoặc với nhiều người
      • Quan hệ đồng giới
    • Xét nghiệm Chlamydia
      • Xét nghiệm Chlamydia trong lần khám tiền sản đầu tiên và 1 lần vào 3 tháng cuối thai kỳ cho bà bầu dưới 25 tuổi.
      • Ba tháng sau điều trị bệnh lây qua đường tình dục.
      • Người mắc nhiều bệnh xã hội đặc biệt là HIV/AIDS
      • Trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc (đỏ, sưng mắt, mắt tiết dịch)

3. Ý nghĩa xét nghiệm 

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể, xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Nếu không điều trị, Chlamydia có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh Chlamydia còn có thể làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục như HIV hoặc bệnh lậu.

      • Biến chứng ở nữ giới: viêm vùng chậu (PID) dẫn đến vô sinh (tổn thương ống dẫn trứng), tăng nguy cơ thai ngoài tử cung, Chlamydia gây sinh non hoặc lây nhiễm sang con khi sinh khiến em bé nhiễm trùng mắt, viêm phổi và có thể mù lòa, thậm chí tử vong sau sinh.
      • Biến chứng ở nam giới: nhiễm trùng tiết niệu, viêm mào tinh hoàn, viêm trực tràng; ảnh hưởng đời sống tình dục và những hoạt động sinh hoạt bình thường.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh đã mắc bệnh và phải điều trị bằng kháng sinh.

Để đăng kí khám phụ khoa, xét nghiệm Chlamydia tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)