Khối hồng cầu đậm đặc là gì?

07:13 - 31/05/2020 Lượt xem: 1231

Khối hồng cầu đậm đặc(hồng cầu lắng) là chế phẩm máu thường dùng nhất trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Đây là phương pháp nhanh nhất để nâng nồng độ hemoglobin trong máu đảm bảo thể tích tuần hoàn ổn định, chức năng hô hấp cho các cơ quan. Đặc biệt là trong các […]

Khối hồng cầu đậm đặc(hồng cầu lắng) là chế phẩm máu thường dùng nhất trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Đây là phương pháp nhanh nhất để nâng nồng độ hemoglobin trong máu đảm bảo thể tích tuần hoàn ổn định, chức năng hô hấp cho các cơ quan. Đặc biệt là trong các trường hợp mất máu cấp tính.

1. Khối hồng cầu đậm đặc là gì?

Khối hồng cầu đậm đặc hay còn gọi là hồng cầu lắng, là phần còn lại của máu toàn phần sau khi đã tách lấy huyết tương sau quá trình ly tâm hoặc để lắng mà không cần thực hiện thêm bất kỳ công đoạn xử lý nào khác.

Lúc này vì đã tách lấy phần huyết tương, chế phẩm máu “hồng cầu lắng” thực chất là bao gồm toàn bộ các tế bào máu, gồm cả bạch cầu và tiểu cầu. Tuy nhiên, thể tích một đơn vị khối hồng cầu thực tế chỉ còn vào khoảng 60% (sai số 15%) của thể tích máu toàn phần cùng một đơn vị ban đầu.

Trong đó lượng hemoglobin tối thiểu là 10g từ mỗi 100ml máu toàn phần được điều chế và tỷ lệ hematocrit từ 65 đến 75%.

Khối hồng cầu đậm đặc
Khối hồng cầu đậm đặc gồm các tế bào máu, bạch cầu và tiểu cầu

2. Chỉ định sử dụng hồng cầu lắng

Chỉ định dùng hồng cầu lắng là rộng rãi nhất trong các loại chế phẩm máu. Theo đó, hồng cầu lắng được sử dụng trong các trường hợp:

    • Các trường hợp thiếu máu nặng với Hb dưới 6 đến 8 g/dL; có thể dùng cùng với dung dịch keo trong trường hợp mất máu cấp. Các trường hợp mất máu cấp cần truyền hồng cầu lắng có thể là chấn thương sau tai nạn giao thông; xuất huyết tiêu hóa hay vỡ phình động mạch chủ bụng.
    • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp nên duy trì Hb trên 8 g/dL vào giai đoạn lui bệnh; bệnh nhân ổn định hay được điều trị tạm ổn nếu không có sự bất thường nào về lâm sàng. Nên duy trì Hb trên 9 g/dL khi bệnh nhân cần hóa trị liệu; giai đoạn suy tủy do hóa trị hay có bệnh tim phổi phối hợp.
    • Bệnh nhân đang được can thiệp ngoại khoa với tình trạng cuộc mổ bị mất máu nhiều đến khi Hb dưới 7 g/dL.
    • Bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính cần truyền hồng cầu lắng nếu Hb dưới 7 g/dL hay khi bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu, có các bệnh lý tim phổi đi kèm.
    • Bệnh nhân Thalassemia cần được duy trì Hb trên 9,5 g/dL trong những năm đầu đời để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể.

3. Cách bảo quản và sử dụng khối hồng cầu đậm đặc

khối hồng cầu đậm đặc
Truyền hồng cầu lắng phải hoàn tất trong thời gian là 40 phút

Sau khi điều chế từ máu toàn phần, hồng cầu lắng cần được bảo quản trong môi trường phù hợp. Điều kiện yêu cầu là nhiệt độ từ 2 độ C đến 6 độ C. Hạn sử dụng của hồng cầu lắng là không quá 21 ngày với dung dịch chống đông Citrat-Phosphat-Dextrose và không quá 35 ngày với dung dịch Citrat-Phosphat-Dextrose-Adenin.

Trước khi truyền hồng cầu lắng hay các chế phẩm máu nói chung; cần thực hiện xét nghiệm phù hợp hệ ABO và Rhésus. Hồng cầu lắng lấy ra khỏi tủ lạnh cần phải đem đi rã đông và truyền nhanh trong vòng 30 phút, phải hoàn tất trong vòng 4 giờ.

Nếu có khả năng truyền nhanh hồng cầu lắng do trình trạng nguy kịch; cần có thêm một đường truyền natriclorua 0,9% chạy song song với đường truyền máu. Thể tích NaCl 0,9% cần dùng là tương đương với thể tích máu.

Theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân theo quy định trong toàn bộ thời gian truyền máu. Nếu xảy ra các dấu hiệu nghi ngờ tai biến khi truyền máu; cần ngưng ngay đơn vị hồng cầu lắng đang truyền và hủy bỏ. Tuyệt đối không được truyền lại cho bệnh nhân. Đồng thời, xử trí các tai biến truyền máu phù hợp với từng mức độ.

Để cập nhật những kiến thức về sản phụ khoa, mẹ bầu có thể truy cập Website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đặt lịch, xét nghiệm máu, nhóm máu mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?