Làm xét nghiệm tiểu đường có phải nhịn ăn không?
11:03 - 16/07/2022 Lượt xem: 643 Tác giả: Thu Hoàng
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng chủ yếu đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, do vậy khi chẩn đoán được mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ cần sớm đi khám để được theo dõi và điều trị.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng nồng độ glucose huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai và thường tự hết sau khi sinh khoảng 6 tuần. Xét nghiệm kiểm tra chỉ số glucose sẽ được thực hiện thường xuyên khi thăm khám thai định kỳ, nhất là ở các mẹ bầu có tiền sử đường huyết cao trước đó.
Thai phụ cần nắm được tiểu đường thai kỳ có chỉ số glucose là bao nhiêu để phát hiện sớm nếu tiểu đường thai kỳ xảy ra và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
2. Biến chứng bệnh tiểu đường trong thai kỳ
Biến chứng tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn đối mặt với các vấn đề sau:
- Tiền sản giật, sản giật.
- Thai to, đa ối, thai nhi nặng cân dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ, nguy hiểm hơn mẹ có thể bị sang chấn khi sinh.
- Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh là những biến chứng dễ gặp do tiểu đường thai kỳ.
- Nguy cơ nhiễm nấm candida ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ quan sinh dục.
- Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai và biến chứng do phẫu thuật lấy thai.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ với thai nhi
Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp phải một số nguy cơ sau:
- Tăng nguy cơ sảy thai, thực tế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cao và kiểm soát không tốt dễ dẫn đến sảy thai liên tiếp nhiều lần, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Trẻ sinh ra dễ bị hạ đường huyết, suy hô hấp, nguy cơ đái tháo đường di truyền, hạ canxi máu.
- Tăng tỉ lệ tử vong sau sinh do biến chứng tiểu đường thai kỳ hoặc thai to khó sinh, dễ gặp sang chấn khi sinh.
3. Làm xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán tiểu đường có cần nhịn ăn không?
Đối với xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm đường máu lúc đói
Đối với xét nghiệm dung nạp glucose và xét nghiệm đường máu lúc đói thì thai phụ phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng, thường được khuyến cáo không nạp bất kỳ lượng carbonhydrate nào trong 8-12 tiếng trước khi xét nghiệm. Nếu thai phụ ăn trước khi đi xét nghiệm tiểu đường, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành glucose để thành ruột hấp thu chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể, khi đó lượng đường trong máu cao, làm xét nghiệm sẽ không có kết quả chính xác.
Đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên
Tuy nhiên, đối với xét nghiệm đường glucose ngẫu nhiên, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Máu sẽ được lấy từ cánh tay của thai phụ và tùy vào nồng độ glucose mà thai phụ sẽ làm thêm các xét nghiệm đường huyết hoặc xét nghiệm dung nạp glucose để có chẩn đoán cuối cùng về tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất.
Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.