googleb578e89369db4e48.html

Lợi ích từ việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là gì?

10:12 - 28/05/2022 Lượt xem: 550 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

ví sao cần lưu trữ máu cuống rốn

Máu cuống rốn là máu của em bé được lấy ra từ dây rốn và bánh nhau sau sinh. Nó có chứa một số tế bào đặc biệt được gọi là các tế bào gốc tạo máu, được sử dụng để điều trị một số loại bệnh. Thông thường máu cuống rốn sẽ bị bỏ đi sau sinh cùng với bánh nhau và dây rốn. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn lưu trữ lượng máu này để sử dụng trong tương lai.

Tế bào gốc tạo máu: Hầu hết các tế bào của cơ thể chỉ có thể tạo ra bản sao của chính nó và chỉ thực hiện đúng chức năng của loại tế bào đó. Ví dụ một tế bào da chỉ có thể tạo ra thêm tế bào da mới. Tuy nhiên, tế bào gốc có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ khả năng này, tế bào gốc tạo máu được ứng dụng để điều trị một số bệnh lý. Nó có thể là phương pháp điều trị chính đối với một số bệnh, hoặc được phối hợp thêm sau khi các phương pháp điều trị khác thất bại.

  • Tế bào gốc tạo máu có thể được sử dụng để điều trị hơn 70 loại bệnh khác nhau của hệ miễn dịch, rối loạn gen, bệnh lý thần kinh, bệnh lý về máu và một số loại ung thư như ung thư máu.
  • Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được dùng để điều trị cho nhiều người hơn tế bào gốc từ tủy xương. Ngoài ra, tế bào gốc trong máu dây rốn có tỉ lệ phù hợp cao hơn và ít có khả năng bị đào thải hơn so với cấy ghép tế bào trong tủy xương.
  • Máu cuống rốn dễ lấy hơn so với tủy xương. Thu thập tủy xương gây ra một số rủi ro và có thể gây đau cho người hiến tặng.
  • Máu cuống rốn sau khi lấy sẽ được đông lạnh, lưu trữ và sử dụng trong tương lai. Tủy xương phải được sử dụng ngay sau khi lấy.
  • Tế bào gốc trong máu cuống rốn có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch trong quá trình điều trị ung thư. Tế bào gốc tủy xương không có khả năng này.

2. Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì?

Sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo đã chứng minh được hiệu quả tuyệt vời. Tính tới nay, đã có trên 80 bệnh có thể chữa khỏi nhờ tế bào gốc từ máu cuống rốn, trong đó có nhiều bệnh lý của hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch di truyền [1, 2, 3], cụ thể như:

  • Các bệnh ác tính về máu: Ung thư máu, đa u tủy xương, thalassemia.
  • Các bệnh tự miễn: Tiểu đường, lupus ban đỏ.
  • Các rối loạn chuyển hóa.
  • Bệnh liên quan tới hệ thần kinh: Tự kỷ, bại não.
  • Tái tạo mô bị tổn thương do xơ gan, bỏng.
  • Các bệnh về sụn khớp.
  • Ngoài ra, trong việc cấy ghép, sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn sẽ giảm nguy cơ bị đào thải mảnh ghép so với tế bào gốc lấy từ nguồn khác. Hêu cầu về liều ghép tế bào từ máu cuống rốn cũng thấp hơn các nguồn khác.
  • Máu cuống rốn thu thập và xử lý dễ dàng mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, có thể lưu trữ được trong thời gian dài lên tới 25 năm và có thể xa hơn. Những ưu điểm này giúp cho việc sử dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn trong hỗ trợ và điều trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến.

Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho ít nhất 3 đối tượng sau:

  • Chữa bệnh cho chính bản thân em bé trong suốt cuộc đời.
  • Chữa bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,...) khi có chỉ số sinh học phù hợp.
  • Chữa bệnh cho cộng đồng khi có chỉ số sinh học phù hợp.

3. Kỹ thuật lấy máu cuống rốn có phức tạp không?

kỹ thuật lấy máu cuống rốn

Thu thập máu cuống rốn được xem là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn cho cả mẹ và bé, có thể áp dụng cho cả sinh mổ và sinh thường.

Để lưu trữ máu cuống rốn thì trước khi sinh, người mẹ cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn xét nghiệm sức khỏe nhằm đảm bảo bản thân không mắc các bệnh như truyền nhiễm, ung thư, bệnh miễn dịch, nhiễm trùng và đảm bảo đủ điều kiện lưu trữ MCR theo quy định của cơ sở lưu trữ.

Tương tự như kỹ thuật lấy máu toàn phần, khi sản phụ sinh, nhân viên thu thập MCR sẽ sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và thu thập MCR dựa vào áp lực dòng chảy. Trong túi thu thập đã có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Máu cuống rốn có thể được thu thập trước hoặc sau khi sổ nhau.

4. Có thể lưu trữ máu cuống rốn trong bao lâu?

Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng để tiến hành các bước xử lý tiếp theo, nhằm loại bỏ những thành phần thừa, gạn tách lấy tế bào gốc và lưu trữ.

Nhiều gia đình băn khoăn về thời gian lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn. Trên thực tế, rất khó để xác định thời gian lưu trữ tối đa cho các tế bào gốc máu cuống rốn vì trên thế giới, các ngân hàng máu cuống rốn mới chỉ tồn tại được khoảng 30 năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản trong điều kiện âm sâu có thể lưu trữ được vô thời hạn. Điều này được dựa trên 2 giả thuyết:

Tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ ở nhiệt độ < -190 độ C, mức ngừng các hoạt động sinh học.

Tinh trùng và các tế bào khác khi được lưu trữ trong vòng 50 năm vẫn có thể hoạt động sau khi giải đông.

5. Có thể lưu trữ máu cuống rốn ở đâu? 

Hiện tại, tại Việt Nam có các đơn vị có ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là: Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học truyền máu trung ương và nhiều ngân hàng lưu trữ tế bào gốc uy tín khác. Các mẹ quan tâm có thể nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất nhé.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh