Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia

09:23 - 24/08/2020 Lượt xem: 344

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể, xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Nếu không điều trị, Chlamydia có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 1. Xét nghiệm Chlamydia là gì? Chlamydia là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục rất […]

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể, xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Nếu không điều trị, Chlamydia có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Xét nghiệm Chlamydia là gì?

Chlamydia là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến (đặc biệt ở nước phát triển). Trên thế giới mỗi năm có khoảng 131 triệu người mắc bệnh này. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, đặc biệt ở lứa tuổi dưới 25 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Chlamydia qua đường tình dục nhiều hơn giang mai 50 lần và hơn bệnh lậu 3 lần.

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể.

2. Các phương pháp phát hiện Chlamydia

Để biết có bị nhiễm Chlamydia hay không; có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán xác định dưới đây:

      • Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test):

Quick test được thực hiện từ mẫu dịch vùng kín của người bệnh như dịch tiết niệu đạo, âm đạo.

Phương pháp Quick test này có độ đặc hiệu là 98.8%; độ nhạy 93.1% do vẫn có tỷ lệ âm tính giả đối với những trường hợp mới bị nhiễm. Vì vậy đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cần bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn về kết quả.

      • Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA:

Xét nghiệm Chlamydia

Xét nghiệm này sử dụng mẫu là huyết thanh của người bệnh, giúp phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và IgA trong mẫu huyết thanh nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không có triệu chứng hay là đang trong tình trạng cấp tính.

Phương pháp xét nghiệm Chlamydia IgG này có độ nhạy 95.3%, độ đặc hiệu 98.2%  và xét nghiệm Chlamydia IgA có độ nhạy 95.4% và độ đặc hiệu 95,9%. Xét nghiệm này có hiệu quả với quy mô sàng lọc lớn, không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, rẻ tiền hơn nuôi cấy và yêu cầu kỹ năng xét nghiệm vừa phải. Tuy vậy nó có nhược điểm là không sử dụng được với nhiều loại mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp và âm đạo do giảm độ nhạy và độ đặc hiệu với các mẫu này, được sử dụng sàng lọc quần thể có tỷ lệ dương tính thấp (≤ 5%).

      • Xét nghiệm Chlamydia PCR:

Cũng giống như Quick test, đây là xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục của người bệnh nhưng được thực hiện với kỹ thuật hiện đại hơn.

Xét nghiệm Chlamydia

Phương pháp xét nghiệm này có thể phát hiện vi khuẩn C.trachomatis trên mẫu nước tiểu (độ nhạy của mẫu này thấp hơn mẫu dịch phết), nhiều loại mẫu lấy từ đại tràng, cơ quan hô hấp và âm đạo. Xét nghiệm này độ nhạy trên 90%, độ đặc hiệu 100% tương đương với nuôi cấy tế bào.  Có ưu điểm là có thể áp dụng ở những nơi không có khả năng nuôi cấy; không đòi hỏi vi khuẩn còn sống, thời gian xét nghiệm nhanh, cho kết quả chính xác .

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 

      • Với mẫu nước tiểu bệnh nhân cần thực hiện việc không đi tiểu trong 2 giờ trước khi lấy mẫu; không lau sạch vùng sinh dục trước khi tiểu. Thu lấy dòng nước tiểu đầu tiên, ngay sau khi đi tiểu.
      • Với mẫu dịch cơ thể lấy trực tiếp từ các khu vực bị ảnh hưởng như: cổ tử cung; niệu đạo, âm đạo, trực tràng hoặc mắt…
      • Với mẫu dịch từ cổ tử cung: Không nên thụt rửa hoặc sử dụng kem bôi âm đạo (ở phụ nữ) hoặc thuốc trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
      • Với mẫu thu thập từ mắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chải bên trong của mí mắt trên và dưới bằng que bông.

Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, không được quan hệ cho đến khi có kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính; bệnh nhân không được quan hệ trong vòng 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Bạn tình của người bệnh cũng nên điều trị Chlamydia để tránh tái nhiễm trở lại cho người

Để đăng kí khám phụ khoa, xét nghiệm Chlamydia tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)