googleb578e89369db4e48.html

Lưu ý về dinh dưỡng đối với thai phụ tăng huyết áp

11:01 - 08/03/2023 Lượt xem: 530 Tác giả: Thanh Nga

Cao huyết áp là bệnh lý mà các mẹ bầu thường mắc phải khi mang thai. Tình trạng này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến hội chứng tiền sản giật. Vì thế, thai phụ cần được thăm khám và điều trị sớm bằng cách thiết lập chế độ ăn bệnh nhân tăng huyết áp thai kỳ phù hợp.

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp của mẹ bầu tăng cao trong thời gian mang thai. Theo đó, trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: Tăng huyết áp mãn tính thường xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh nở.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và có thể hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
  • Tiền sản giật: Tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
  • Tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm.

2. Một số biến chứng khi bị tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, bệnh là nguyên nhân tử vong cho người mẹ khi sinh đứng thứ hai sau băng huyết sau sinh. Do đó, bệnh lý tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai cần được phát hiện sớm và can thiệp để giảm tỷ lệ tử vong, biến chứng bệnh tật cho cả mẹ và thai nhi.

Một số biến chứng tăng huyết áp thai kỳ xảy ra cho mẹ và thai nhi như sau:

  • Đối với mẹ: Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, suy thận, suy gan, nhau bong non, tử vong
  • Đối với con: Thai chết trong tử cung, sinh non và thai kém phát triển.

Để hạn chế tối đa biến chứng tăng huyết áp trong thai kỳ thì trước khi lên kế hoạch mang thai, bạn nên khám sức khỏe tiền hôn nhân để sớm phát hiện các tiền sử bệnh lý về huyết áp cùng một số các căn bệnh khác để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Đặc biệt với người có tiền sử rối loạn tăng huyết áp nên cần tìm hiểu kĩ các kiến thức về y tế, chế độ dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sức khỏe và bệnh lý tăng huyết áp của bản thân.

Nếu trong quá trình mang thai, các sản phụ nên thăm khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện có uy tín chuyên khoa sản để được theo dõi. Trong một số trường hợp có chuyển biến xấu, bệnh nhân cần nhanh chóng nhập viện để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3. Thực phẩm mẹ bầu nên và không nên ăn khi bị tăng huyết áp

Thực phẩm nên ăn:

  • Thai phụ nên ăn thực phẩm có chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật và động vật như: đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, thịt nạc cá và trứng...
  • Thực phẩm chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật như, dầu hạt cải, dầu phộng, dầu mè, dầu olive, dầu đậu nành.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A, C, E, A và các nguyên tố vi lượng.
  • Nên ăn thực phẩm chứa chất bột đường: hạt ngũ cốc, khoai củ và bột mì...

Những thực phẩm cần giảm:

  • Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem...
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: đồ khô, thịt nguội, dưa muối chua...
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng (gan, tim, thận), thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Giảm uống rượu, nước ngọt, cà phê, chè đặc,...

Tăng huyết áp khi đang mang thai có thể đem đến nhiều hậu quả nghiệm trọng cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì thế, việc bổ sung các thực phẩm có lợi giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, thai phụ cần thường xuyên thăm khám định kỳ để hạn chế các rủi ro không mong muốn. 

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch siêu âm, quản lí thai tại phòng khám sản phụ khoa quý khách có thể đặt lịch TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?