googleb578e89369db4e48.html

Mách bạn những thực phẩm bổ sung vitamin B5 cho cơ thể

15:34 - 15/05/2022 Lượt xem: 757 Tác giả: Kim Ngân

1.Nhu cầu bổ sung vitamin B5 đối với cơ thể

  • Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng: 1,7 miligam (mg) / ngày
  • Trẻ sơ sinh 7 - 12 tháng: 1,8 mg / ngày
  • Trẻ em 1 - 3 tuổi: 2 mg / ngày
  • Trẻ em 4 - 8 tuổi: 3 mg / ngày
  • Trẻ em 9 - 13 tuổi: 4 mg / ngày
  • Nam và nữ từ 14 tuổi trở lên: 5 mg / ngày
  • Phụ nữ có thai: 6 mg / ngày
  • Mẹ cho con bú: 7 mg / ngày

2. Gợi ý thực phẩm giàu vitamin b5

Gợi ý thực phẩm giàu vitamin B5

Thịt

Thịt lợn, thịt gà, vịt gà tây, thịt bò và đặc biệt là các cơ quan động vật như gan và thận. Trong đó, gan bò là một trong những nguồn axit pantothenic phong phú nhất, chúng nhiều hơn cả phần thịt bò nạc và thịt bò xay. Bên cạnh đó, thịt gà và thịt heo không chỉ cung cấp vitamin B, mà còn là nguồn dồi dào các vitamin B khác, chẳng hạn như niacin và vitamin B6.

Không chỉ giàu axit béo omega-3, cá cũng là một nguồn cung cấp vitamin B5. Cá hồi và cá ngừ chứa nhiều vitamin B5 với 12 - 16%

Cá hồi là một lựa chọn rất tốt vì có hàm lượng thủy ngân thấp, nhưng lại chứa rất nhiều axit pantothenic, đồng thời là một nguồn axit béo omega-3 và các khoáng chất khác nhau.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì giàu protein, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, sữa cũng có nhiều canxi, phốt pho và vitamin A và vitamin D.

Sữa chua là một sản phẩm sữa có nhiều vitamin B5, cũng như vitamin B12 và riboflavin.

Trong khi đó phô mai cũng chứa axit pantothenic, nhưng với lượng thấp hơn so với các sản phẩm sữa khác.

Ngũ cốc

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc ăn sáng. Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn vitamin B5 tốt, nhưng nếu đã tinh chế thì việc xay xát sẽ làm loại bỏ tới 75% hàm lượng B5.

Các loại đậu

Danh sách vitamin B5 có trong thực phẩm nào cũng bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu nành. Trong số các thực phẩm chứa vitamin B5, đậu Hà Lan là một lựa chọn tuyệt vời vì cũng rất giàu protein và chất xơ. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp thêm nhiều mangan, folate và vitamin A và K.

Rau củ

Các loại rau cải, bông cải xanh, ngô, củ cải và cà chua là những nguồn vitamin B5 tuyệt vời. Phụ nữ mang thai cần lượng vitamin này từ 6 - 7 mg mỗi ngày. Các loại rau họ đậu như đậu Hà Lan cũng là nguồn cung cấp vitamin B5 tốt.

Khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin B5 rất tốt. Một củ khoai lang nướng cung cấp 10% lượng vitamin B5.

Nấm: trong nấm có rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin B5 là một trong số đó. Nấm trắng, nấm rơm đều chứa vitamin B5. Trong một 100 gram nấm chứa 36% giá trị được đề nghị hàng ngày của loại vitamin này.

Trái cây

Ổi rất bổ dưỡng nhờ chứa một loạt các vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B5, C, A và folate, cũng như cung cấp thêm kali và đồng.

Lựu không chỉ giàu vitamin C, mà còn cung cấp axit pantothenic, vitamin K, folate và thiamine. Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh ung thư phổi

Chuối đem đến nhiều lợi ích sức khỏe vì rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B5, C, B6 và chất xơ.

Bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoảng 20% vitamin B5. Tuy nhiên, vì bơ có lượng calo lớn nên những trường hợp giảm cân cần có mức ăn phù hợp.

Quả mâm xôi cũng rất tốt cho sức khỏe vì có nhiều vitamin C và mangan, cũng như chứa vitamin B5 (axit pantothenic).

Các nguồn vitamin B5 khác

Bao gồm nấm men bia, hạt hướng dương, mầm lúa mì, sữa ong chúa, và yến mạch. Ngoài ra, đậu phộng cũng rất bổ dưỡng nhờ hàm lượng khoáng chất và vitamin cao. Đây cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B5, niacin, folate và vitamin E.

3. Hướng dẫn bổ sung vitamin B5 đúng cách

Hướng dẫn bổ sung vitamin b5 đúng cách

Vitamin B5 không chỉ được bổ sung vào cơ thể qua thực phẩm mà nó còn được bổ sung vào các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Việc đảm bảo dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Ăn đủ chất sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B5. Mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung khoảng 5 - 10 mg vitamin B5. Tùy theo lứa tuổi mà lượng vitamin B5 cần thiết có thể khác nhau.

Mặc dù axit pantothenic (tên gọi khác của vitamin B5) có sẵn trong nhiều loại thực phẩm, nhưng cũng dễ bị mất trong quá trình chế biến, chẳng hạn như đóng hộp, đông lạnh và xay xát các loại ngũ cốc. Để đảm bảo nhận đủ lượng vitamin cần thiết, thực phẩm nên tránh tinh chế hoặc chế biến tối thiểu. Giống như tất cả các vitamin tan trong nước khác, vitamin B5 cũng bị mất khi món ăn được đun sôi lâu.

Ngoài việc bổ sung qua đường ăn uống, vitamin B5 cũng được bổ sung qua việc dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B5 qua thực phẩm vẫn là con đường đơn giản và hiệu quả nhất.

4. Lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin B5

Việc dùng thuốc để bổ sung vitamin B5 là điều khá an toàn đối với cơ thể. Người lớn được khuyến cáo sử dụng trên 5mg vitamin B5 mỗi ngày. Thậm chí sử dụng với lượng lớn hơn khoảng 10mg mỗi ngày thì vẫn an toàn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên dùng quá liều để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Một dẫn xuất phổ biến của vitamin B5 mà bạn có thể gặp và sử dụng đó là Dexpanthenol. Nó an toàn khi bạn thoa lên da hay xịt mũi hoặc tiêm bắp trong thời gian ngắn. Hiện tại không có bất cứ thông tin gì về vấn đề tương tác thuốc khi sử dụng vitamin B5.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?