googleb578e89369db4e48.html

Mang thai có được ăn ốc không?

15:10 - 03/11/2021 Lượt xem: 423 Tác giả: Thanh Nga

Hỏi: Chào bác sĩ, hiện tại em đang bầu 20 tuần, em rất thèm ăn ốc, nhưng em nghe mọi người truyền tai nhau là khi mang thai mà ăn ốc thì sau sinh con sẽ bị chảy nước dãi, không biết điều đó có đúng không ạ? Và nếu em ăn ốc thì có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng không ạ. Em cảm ơn và rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ bác sĩ.

Trả lời: Chào em, trong quá trình mang thai, người mẹ cần ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, trong đó có món ốc. Tuy nhiên, nhiều chị em dừng hẳn việc ăn ốc khi mang thai vì nghĩ rằng món ăn có thể làm cho em bé sau này có nhiều dãi dớt. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được những "lời đồn" trên là đúng.

Đứng trên góc độ dinh dưỡng, thịt ốc giàu giá trị dinh dưỡng cung cấp canxi cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vấn đề là ăn ốc như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thai phụ từ tháng thứ ba cho đến khi sinh, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng lên rất nhiều. Trong rất nhiều nhóm thực phẩm như thịt nạc, các loại hạt, trứng, bông cải xanh... thì các món ăn chế biến từ nghêu, sò, ốc, hến... là lựa chọn tốt. 

Trong Đông y, thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, nhiễm trùng, trĩ... Ốc là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông. 

Khi mang thai, cơ thể bà mẹ thiếu vi chất nói chung nên thường có cảm giác thèm ăn ốc. Nước chấm ốc lại có vị chua, cay, ngọt rất dễ ăn và ăn không gây ngán như các đồ ăn khác, nên ốc phù hợp bà bầu.

Tuy nhiên, ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Ngoài ra, ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Mua ốc nếu không chế biến ngay, ốc bị chết, biến chất và ảnh hưởng đến những con ốc sống còn lại. Khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như: bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...

Nên rửa sạch ốc trước khi chế biến rồi sau đó ngâm khoảng hai giờ bằng nước gạo, chanh, giấm. Có thể cắt vào ngâm vài quả ớt để ốc sẽ nhả hết chất bẩn. Nấu ốc kỹ, không nên ăn chưa chín bởi trong ốc có thể chứa các loại vi sinh vật sống ký sinh không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Không nên ăn ốc quá nhiều bởi có thể dễ dẫn tới đầy bụng. Nên ăn một đến hai bữa một tuần là phù hợp vì có thể gây đầy bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Những thay đổi và cách chăm sóc da khi mang thai
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Tinh trùng dị dạng 100% có con được không?
5 câu hỏi thường gặp khi làm thụ tinh trong ống nghiệm - IVF