Những thay đổi và cách chăm sóc da khi mang thai

11:31 - 04/01/2024 Lượt xem: 114 Tác giả: Kim Ngân

Khi mang thai làn da của mẹ bầu hết sức nhạy cảm do đó việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cũng như quy trình chăm sóc da như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc giúp mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc da trong quá trình mang thai.

Tình trạng da trong quá trình mang thai thay đổi như thế nào?

làn da mẹ bầu thay đổi khi mang thai Hormone thay đổi khi mang thai khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn 

Khi mang thai nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi dẫn đến da mặt của mẹ nhạy cảm hơn rất nhiều. Khi mang thai sức đề kháng của mẹ cũng giảm sút là cơ hội tốt cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Do đó, tăng cường chăm sóc bảo vệ da từ cả bên trong và bên ngoài là một biện pháp hữu hiệu giúp da khỏe mạnh.

Tình trạng rạn da khi mang thai

tình trạng rạn da rất phổ biến khi mang thai Rạn da sẽ gồm những vết rạn trắng hoặc màu nâu đỏ 

Rạn da là một vấn đề hầu hết các phụ nữ khi mang thai đều bị. Những vết rạn màu nâu đỏ hoặc trắng sẽ xuất hiện trên vùng bụng, đùi, hông và ngực và thường gặp vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, tốc độ tăng cân của người mẹ cũng là một yếu tố tác động trực tiếp lên mức độ rạn da. Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân quan trọng phổ biến quyết định mẹ bầu sẽ bị rạn da nhiều hay ít.

Cách khắc phục:

  • Để hạn chế được tình trạng rạn da các mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây:
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên giúp làn da săn chắc, khỏe mạnh.
  • Sử dụng kem bôi có chứa: vitamin E, acid alpha hydroxy để giúp da tăng độ đàn hồi giảm thiểu các vết rạn.
  • Sử dụng dầu bôi rạn để giữ ẩm da tốt hơn.
  • Những vết rạn sẽ mờ dần và có thể sẽ biến mất nếu như bạn biết chăm sóc da đúng cách nên các mẹ đừng lo lắng quá nhé!

Tình trạng nám da, sạm da khi mang thai

Nám da sạm da là tình trạng da khi mang thai Hormone thay đổi dẫn đến tăng sắc tô melanin 

Khi mang thai, hormone của mẹ thay đổi dẫn đến tăng các sắc tố melanin, xuất hiện các mảng da tối màu ở một số vùng trên cơ thể: trán, cổ, nách, má, ngực. Các nốt ruồi và các vết tàn nhang trên da của mẹ cũng sẽ đậm màu hơn. Theo thống kê, có đến hơn 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng da như thế này trong quá trình mang thai.

Cách khắc phục:

  • Khi mang thai da nhạy cảm do đó việc bảo vệ da cần được hết sức chú trọng. Để bảo vệ da tốt hơn mẹ bầu nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời. Khi lựa chọn kem chống nắng mẹ bầu cần lưu ý những đặc điểm sau:
  • Thành phần trong kem chống nắng tốt, an toàn, lành tính: Kem chống nắng chiết xuất tự nhiên hoặc có các thành phần như Titanium dioxide, ZinC Oxide 5%, Ceteareth – 20, Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Iron Oxides, ...
  • Các thành phần mà mẹ bầu cần tránh sử dụng: Mineral OIL, Parabens, Silicons, ...
  • Kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp: Không hẳn SPF càng cao thì bảo vệ càng tốt bởi SPF cao sẽ bám trên da lâu hơn và gây khô cũng như tổn thương da đối với mẹ bầu. Hơn nữa titan dioxit khi ở thể khí rất nguy hiểm có thể gây ung thư hoặc dị tật nếu hít liều cao. Do đó bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên dùng kem chống nắng dạng xịt. SPF phù hợp đối với bà bầu khoảng 20-50 và PA từ “+++” trở lên.

Tình trạng nổi mụn khi mang thai

tình trạng da nổi mụn khi mang thaiPhụ nữ mang thai hay nổi mụn ở vùng mặt, đùi và bụng 

Mụn là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ mang thai do hormone trong cơ thể thay đổi. Trong thời kỳ mang thai da được kích thích tăng tiết bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây nên mụn.

Cách khắc phục:

Để hạn chế tình trạng này bạn nên làm sạch da thật kỹ, không tự ý sử dụng các dòng kem trị mụn nếu như không có chỉ định từ bác sĩ bởi một số chất trong sản phẩm trị mụn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tình trạng nổi gân xanh, gân đỏ khi mang thai 

khi mang thai các mẹ bầu dễ bị nổi gân xanh, gân đỏ dưới da Áp lực tuần hoàn máu tăng dẫn đến gân xanh, gân đỏ sẽ dễ nổi lên khi mang thai 

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ tăng tuần hoàn máu dẫn đến tăng áp lực do đó các mao mạch trở nên mỏng manh hơn, nhạy cảm hơn và dễ bị vỡ dưới áp lực của dòng máu. Đặc biệt, tình trạng này dễ xuất hiện ở má, ở đùi, ở ngực và sẽ biến mất sau khi sinh.

Hiện tượng nổi gân xanh có nguyên nhân do giãn tĩnh mạch khi trong cơ thể người mẹ lượng máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng sẽ khiến mẹ bầu có những cơn đau có thể không nằm nghiêng được hoặc vận động khó khăn hơn thường sẽ xuất hiện nhiều ở chân, đùi, hông, cổ và ngực.

Cách khắc phục:

Để có thể khắc phục được tình trạng gân xanh, gân đỏ thì các mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Tránh đứng lâu ở một thời gian dài.
  • Đi bộ, hoạt động nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn.
  • Khi ngủ kê cao chân để tĩnh mạch được giãn nghỉ ngơi tránh đè áp lực lên tĩnh mạch chân.
  • Không ngồi một tư thế trong thời gian dài.
  • Ăn nhiều thực phẩm vitamin C để tĩnh mạch khỏe mạnh, tăng độ đàn hồi cho da và tăng đề kháng.
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu nên duy trì cân nặng ở mức độ chuẩn, không nên tăng cân quá nhanh và nhiều.

Ngứa vùng bụng, vùng đùi

Khi em bé ngày một lớn đặc biệt ở những tháng cuối khiến vùng da bụng sẽ căng ra, việc tăng cân cũng sẽ khiến vùng da đùi bị căng ra sẽ khiến làn da bà bầu trở nên khô, căng gây ngứa khó chịu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp các triệu chứng này đi kèm với các biểu hiện khác như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt thì mẹ bầu phải nhanh chóng đi khám bác sĩ để được thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật sản khoa liên quan đến chức năng gan thận.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị ngứa dữ dội và có xu hướng lan xuống tay và chân thì có thể là nổi mề đay trong thai kỳ.

Cách khắc phục:

Một số cách bạn nên thực hiện để có thể khắc phục giảm thiểu bớt tình trạng ngứa vùng bụng, vùng đùi:

  • Uống nước đầy đủ thường xuyên để giúp duy trì độ ẩm của da.
  • Vệ sinh da cẩn thận với những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tăng khả năng đề kháng cho da, không dùng sản phẩm có PH quá cao hay quá thấp.
  • Đắp da bằng bột yến mạch để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Đường sọc nâu dọc bụng

Từ khoảng tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thường các mẹ sẽ xuất hiện đường sọc nâu kéo dài từ rốn đến xương mu. Dạng sọc này có ở hầu hết chị em tuy nhiên khi mang thai hormone estrogen tăng cao cơ thể mẹ sẽ có nhiều sắc tố hơn và sọc nâu sẽ trở nên sẫm màu hơn. Khi lượng sắc tố tăng cao thì còn xuất hiện thêm các vết thâm nám ở vị trí mặt hoặc vùng quanh đầu vú.

Cách khắc phục :

Đường sọc nâu dọc bụng là một phần của thai kỳ thường sẽ mờ đi sau khi bạn sinh. Có một số trường hợp có thể tồn tại vĩnh viễn. Để có thể giảm bớt được độ đậm của đường sọc nâu bụng thì mẹ bầu có thể thực hiện theo những cách dưới đây:

  • Không để da bụng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Bổ sung thêm acid folic vừa ngăn ngừa hiện tượng da sẫm màu vừa giúp phát triển não bộ cho em bé.
  • Vệ sinh thân thể đúng cách với các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính.

Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thay đổi thường gặp trong quá trình mang thai đối với làn da. Khi mang thai làn da sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều do đó để hạn chế được các tình trạng thay đổi da ở trên các mẹ bầu cần có một chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý. Để có thêm được những kiến thức về sinh sản để có một sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ các mẹ hãy truy cập vào website Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang hoặc đặt lịch thăm khám để nhận được những tư vấn trực tiếp chi tiết từ các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn
Dấu hiệu phân biệt trứng làm tổ và thời kỳ tiền kinh nguyệt