googleb578e89369db4e48.html

Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

09:21 - 26/05/2023 Lượt xem: 665 Tác giả: Thanh Nga

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, nhiễm trùng có thể khu trú tại vị trí cuống rốn hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp, vùng sung huyết lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.

1. Những yếu tố có thể là tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ:

  • Trẻ nhẹ cân
  • Mẹ nhiễm trùng rau - ối trong thai kì hoặc bất kì dạng nhiễm trùng nào lúc sinh
  • Ối vỡ kéo dài trên 24 giờ trước khi sinh
  • Sinh ở điều kiện không đảm bảo vệ sinh hoặc là nhân viên y tế sử dụng dụng cụ không tiệt trùng để cắt dây rốn.
  • Cha mẹ hoặc người chăm sóc không chăm sóc rốn đúng cách, chẳng hạn như kéo căng dây rốn hoặc làm bẩn dây rốn.

2. Triệu chứng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Khi cuống rốn khô lại và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Hoặc thậm chí có thể chảy một ít máu xung quanh gốc của rốn khi nó đã sẵn sàng rụng và máu sẽ tự cầm hoặc ngừng chảy nhanh hơn khi bạn ấn nhẹ vào rốn.

Mặc dù chảy máu nhẹ là bình thường nên bố mẹ không có gì phải lo lắng, tuy nhiên cần lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng rốn như:

  • Ngay tại chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng
  • Tại vùng rốn trẻ sơ sinh có tiết ra chất dịch mủ có mùi hôi hoặc rốn vẫn còn ướt sau khi rụng
  • Đỏ vùng da xung quanh rốn
  • Rốn chảy máu
  • Trẻ bị sốt trên 37.5 độ C
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, hay buồn ngủ

Do dây rốn đi trực tiếp vào máu của trẻ nên ngay cả một nhiễm trùng nhẹ ở rốn cũng có thể trở nên nghiêm trọng nhanh chóng. Khi nhiễm trùng xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết, nó có thể gây tổn thương các cơ quan và mô của cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường.

3. Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn

Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn áp dụng đối với trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và cả trẻ đã rụng cuống rốn, rốn còn tiết dịch hoặc nhiễm trùng.

Chuẩn bị:

  • Dung dịch sát trùng: alcohol 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 - 3%
  • Gòn viên hoặc que gòn vô trùng, gạc vô trùng
  • Chén chun vô trùng

Cách thực hiện chăm sóc rốn:

  • Rửa tay thật sạch. Nên chăm sóc rốn sau khi đã tắm trẻ.
  • Một tay dùng gạc vô trùng để nâng dây rốn lên, quan sát chân rốn,dây rốn, mặt cắt cuống rốn và da xung quanh rốn, nhận diện các bất thường như: dịch tiết nhiều, máu, có mủ, vùng da quanh rốn sưng đỏ...
  • Dùng que gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng, lau sạch vị trí xung quanh chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, vị trí kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn. Sau đó khử trùng từ chân rốn ra vùng da xung quanh rốn.
  • Bình thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn phải liền hoàn toàn. Cha mẹ cần giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.
  • Sau 48 giờ nếu rốn khô nên tháo bỏ kẹp rốn. Để rốn hở sẽ giúp cuống rốn mau khô và dễ rụng hơn. Khi rốn chưa rụng, phụ huynh nên tắm kiểu “đầu” và “chân” để giữ rốn được khô.
  • Cần chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1 - 2 lần hoặc vệ sinh ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn.
  • Khi quấn tã nên để hở phần rốn ra ngoài, mặc tã dưới rốn để không khí có thể lưu thông. Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng xung quanh rốn để tránh nhiễm trùng từ bàn tay không sạch.
  • Vẫn tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng cho đến khi chân rốn khô, không còn dịch tiết.

Sau khi bắt đầu điều trị nhiễm trùng rốn ở trẻ, bạn cũng cần lưu ý những dấu hiệu sau đây để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế:

  • Các triệu chứng không cải thiện sau 1 tới 2 ngày
  • Các triệu chứng xấu đi
  • Có thêm các triệu chứng mới.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Cách chăm sóc rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh