Nên đặt vòng tránh thai vào ngày thứ bao nhiêu của kỳ kinh

08:09 - 24/04/2021 Lượt xem: 602

Vòng tránh thai là dụng cụ được đặt vào tử cung với tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở quá trình thụ tinh. Biện pháp được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.

1. Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai

Dụng cụ này có thể chứa đồng hoặc chứa nội tiết. Việc thực hiện vòng tránh thai rất nhanh gọn và ít gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai là ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Để ngăn việc trứng không làm tổ ở tử cung, môi trường của nội mạc tử cung thay đổi do tác động của vòng tránh thai.

Hiện nay, có khá nhiều loại vòng tránh thai, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 2 loại:

  • Vòng tránh thai có chất đồng (vòng tránh thai chữ T)
  • Vòng tránh thai chứa hormone (vòng tránh thai nội tiết).

Nên đặt vòng tránh thai vào ngày bao nhiêu của kì kinh?

2. Thời điểm đặt vòng tránh thai

Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngay sau khi sạch kinh. Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, vòng tránh thai thường được đặt sau 6 tuần. Đối với sản phụ sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên vì tử cung cần nhiều thời gian hơn để lành lại, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Đối với những phụ nữ sau hút thai, sau sảy thai nên đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn mới đặt vòng.

3. Nên đặt vòng tránh thai vào ngày nào của chu kỳ kinh?

Vòng tránh thai có chất đồng (vòng tránh thai chữ T): hiện tại loại này được dùng khá phổ biến. Để ngăn cản quá trình thụ thai, chất đồng có trên vòng tránh thai sẽ tác động lên các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng. Đồng thời giải phóng các ion khiến quá trình di chuyển của tinh trùng bị ảnh hưởng, môi trường tử cung thay đổi, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau.

Đuôi vòng tránh thai chữ T có dây nhỏ thò ra âm đạo để giúp phụ nữ có thể kiểm tra được vị trí của vòng có được đặt đúng hay không.

Vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của chu kỳ kinh (ngày gần sạch kinh), nữ giới nên đi thăm khám để được tư vấn và đặt vòng tránh thai.

Tùy thuộc vào từng loại vòng sẽ có những khoảng thời gian tác dụng khác nhau. Vòng tránh thai sẽ thường có tác dụng trong khoảng từ 5-10 năm.

4. Quy trình đặt vòng tránh thai

– Bước 1: Trước khi đặt vòng tránh thai

Trước khi quyết định đặt vòng tránh thai, hãy tìm hiểu kỹ những ưu; nhược điểm của phương pháp này và đối chiếu với bản thân.

– Bước 2: Đặt vòng tránh thai

Bác sĩ sẽ thực hiện đặt vòng bằng cách chèn 2 ngón tay vào âm đạo và tay kia bác sĩ sẽ đặt trên bụng bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan vùng chậu.

Từ đó, bác sĩ sẽ xác định vị trí và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai. Bác sĩ sẽ mở âm đạo ra bằng cách sử dụng một dụng cụ y tế (dụng cụ mỏ vịt). Sau đó sẽ khử trùng để làm sạch âm đạo và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần thiết chỉ định thuốc gây tê có thể được đưa ra. Cuối cùng, vòng tránh thai được luồn qua cổ tử cung. Khi đến tử cung, vòng tránh thai sẽ mở ra thành hình chữ T.

Mặc dù cảm thấy hơi khó chịu khi đặt vòng, nhưng toàn bộ quy trình chỉ mất vài phút. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy thoải mái và có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày sau khi đặt vòng tránh thai. Sau khi đeo sẽ được đề nghị mang theo băng vệ sinh trong trường hợp bị chảy máu sau khi đặt vòng.

– Bước 3: Sau khi đặt vòng tránh thai

Nếu bị chảy máu quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nên kiểm tra vòng tránh thai hàng tháng để đảm bảo là vòng vẫn được đặt đúng chỗ. Đồng thời cũng có thể tự kiểm tra bằng cách rửa tay sạch, đặt ngón tay vào trong âm đạo đến khi bạn cảm thấy cổ tử cung của mình. Nếu cảm thấy sợi dây từ cổ tử cung đó là vòng tránh thai đang được đặt ở vị trí thích hợp. Lưu ý là chỉ được chạm, không được kéo dây ra vì có thể làm thay đổi vị trí vòng tránh thai.

5. Lưu ý 

  • Không phải ai cũng đeo được vòng tránh thai. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều; thậm chí có thể gây thiếu máu.
  • Nếu trong thời gian mang vòng bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm lan rộng và có thể gây chửa ngoài tử cung. Vì vậy, trước khi đặt vòng, phụ nữ cần được khám phụ khoa để phát hiện kịp thời các viêm nhiễm và điều trị.
  • Trong thời gian mang vòng mà thấy có triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng; xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy; nên đi khám ngay để được chữa trị.

Không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai. Từng đối tượng sẽ phù hợp với các loại vòng tránh thai khác nhau. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng không đáng có, cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)