Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

01:48 - 19/05/2020 Lượt xem: 512

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, thường khởi phát bệnh sau một đợt nhiễm virus và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với người lớn thì bệnh […]

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, thường khởi phát bệnh sau một đợt nhiễm virus và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với người lớn thì bệnh rất có khả năng tiến triển thành mạn tính nếu không được điều trị đúng phác đồ.

 1. Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
Sự xuất huyết xảy ra khi số lượng tiểu cầu (thành phần giúp đông máu và cầm máu) thấp một cách bất thường

2. Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Cho đến hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, đây cũng là lý do tại sao gọi là “tự phát”. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ở những bệnh nhân bị xuất huyết huyết giảm tiểu cầu tự phát là do hệ miễn dịch của họ gặp phải vấn đề và tấn công chính tiểu cầu của cơ thể vì nó nghĩ rằng đó là vật thể lạ ngoài cơ thể.

Trung bình lượng tế bào máu ngoại vi đạt khoảng 150.000 tiểu cầu trên 1 microlit máu; nhưng đối với bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu thường có lượng tiểu cầu dưới 20.000. Bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm nếu như tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000/1mm3.

xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
Bệnh giảm tiểu cầu tự phát còn có thể do độc chất và tác dụng của một số loại thuốc gây ra

Khi bệnh xảy ra với trẻ em thì có thể là do một đợt nhiễm bệnh virus hay quai bị; cảm cúm hoặc có thể là do quá trình nhiễm trùng đã làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn và gây ra tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Bệnh lý này rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trong giai đoạn từ 2 – 9 tuổi.

Nguyên nhân là do:

    • Do giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng
    • Do thuốc và hóa chất và có loại chưa rõ căn nguyên
    • Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị; viêm gan siêu vi), nhiễm ký sinh trùng (sốt rét).

Ngoài ra, bệnh còn có thể do độc chất và tác dụng của một số loại thuốc gây ra; các loại thuốc có thể là: thuốc hạ nhiệt, thuốc an thần, thuốc cảm cúm, kháng sinh…

3. Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu

Tiểu cầu rất quan trọng trong việc cầm máu vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khi giảm tiểu cầu có liên quan đến việc tăng nguy cơ chảy máu. Nếu giảm tiểu cầu nhẹ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng chảy máu thường gặp như:

    • Chảy máu cam
  • Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
    • Chảy máu từ nướu răng
    • Máu trong nước tiểu hoặc phân
    • Mụn nước trong miệng gọi là ban xuất huyết
    • Dễ bầm tím
    • Đốm xuất huyết

4. Những ai có nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu ?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu mắc phải những yếu tố sau có thể là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:

    • Do giới tính: Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới
    • Người mới bị nhiễm virus.

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thì cần tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu, tham gia vào công việc và các hoạt động ít tiếp xúc và tuyệt đối không chơi các môn thể thao có thể gây ra tổn thương và gây chảy máu. Mỗi người bệnh cần chủ động kết hợp giữa phác đồ điều trị của bác sĩ với việc xây dựng chế độ sinh hoạt; ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe và không làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm một số bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu…. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai