Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

16:55 - 07/06/2022 Lượt xem: 441 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp trong bệnh lý về tai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em - đứng hạng thứ 2 chỉ sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp trong bệnh lý về tai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em - đứng hạng thứ 2 chỉ sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm tai giữa ở trẻ em chiếm 80% tổng số ca bệnh. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở từng lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, ống thính giác của trẻ em có kích thước tương đối ngắn, chất thải rất dễ bị tắc, không thể thoát ra được. Vì thế, vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ nhỏ sạch sẽ để tránh hiện tượng trên xảy ra. Bệnh lý về tai rất nguy hiểm, chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người.

viêm tai giữa

Bên cạnh đó, cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa do nhiễm trùng. Đặc biệt, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì thế chúng rất dễ bị cảm lạnh, từ đó mắc bệnh lý viêm tai giữa. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như viêm họng, viêm mũi cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công vào tai giữa.

Có 2 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác gây ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ:

  • Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm.
  • Vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa có dạng tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.
  • Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng hay các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết.
  • Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.

2. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

  • Thuốc giảm đau
  • Đôi khi kháng sinh
  • Hiếm khi cần trích nhĩ

Cần cung cấp thuốc giảm đau khi cần thiết, bao gồm cả trẻ sơ sinh có biểu hiện hành vi đau (ví dụ như kéo hoặc chà xát tai, khóc quá nhiều hoặc ngớ ngẩn). Thuốc giảm đau uống, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, thường hiệu quả; liều lượng dựa trên liều được sử dụng cho trẻ em. Nhiều loại các thuốc nhỏ tai tại chỗ được sử dụng. Mặc dù không được nghiên cứu kỹ lưỡng, một số thuốc nhỏ tai có thể giúp đau nhưng có thể không lâu hơn 20 đến 30 phút. Không nên sử dụng các thuốc nhỏ tai giảm đau khi có thủng màng nhĩ.

3. Làm thế nào để phòng bệnh viêm tai giữa?

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh
  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ để phòng tránh viêm mũi họng.
  • Bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũ.
  • Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan…
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ đau tai tăng lên
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh