Nguyên nhân nào dẫn đến ngôi thai ngược

09:40 - 11/09/2020 Lượt xem: 665

Ngôi thai ngược được hiểu là vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, mông bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con trong quá trình sinh nở. 1. Ngôi thai ngược là gì? Thông thường, khoảng tuần 34 của […]

Ngôi thai ngược được hiểu là vị trí đầu của bé hướng lên phía trên ngực, mông bé hướng về đáy khung chậu của mẹ. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con trong quá trình sinh nở.

1. Ngôi thai ngược là gì?

Thông thường, khoảng tuần 34 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên có khoảng 3% số thai nhi vẫn giữ nguyên vị trí của mình, không quay đầu dù đã đủ tuần tuổi chào đời. Các trường hợp như vậy gọi là ngôi thai ngược (thai nhi nằm ngược).

Ngôi thai ngược hay còn gọi là ngôi mông, là phần mông hoặc chân của bé quay xuống phía dưới, vùng xương chậu của mẹ. Còn đầu của bé sẽ nằm phía trên gần ngực của mẹ. Thai nhi nằm ngôi thai ngược trong quá trình sinh dễ mắc phải một số vấn đề như: bị trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiếu oxy lên não… và nhiều nguy hiểm khác của cả mẹ và con.

2. Nguyên nhân

Hai yếu tố hình thành ngôi thai ngược là khi sinh non (thai chưa kịp bình chỉnh thành ngôi thuận) và yếu tố thứ 2 là các yếu tố cản trở sự bình chỉnh của thai nhi. Với 2 nguyên nhân chính cụ thể:

Nguyên nhân từ mẹ:

ngôi thai ngược

      • Tử cung của mẹ bầu nhỏ, khó bình chỉnh ở người con rạ sinh nhiều lần.
      • Hình dáng tử cung bất thường bất thường như: tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chèn ép bởi các khối u nang buồng trứng.
      • Mẹ bầu có khung chậu hẹp.

Nguyên nhân từ thai nhi:

      • Cực đầu to, não úng thủy.
      • Đa thai, thai dị dạng.
      • Thai suy dinh dưỡng.
      • Do phần phụ của thai như rau tiền đạo, đa ối, thiếu ối, dây rau ngắn hoặc do dây rau quấn cổ.

3. Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Ngôi thai ngược không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng là tình trạng bất thường của thai nhi và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với mẹ

      • Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài nhiều giờ hơn. Nhiều mẹ đã chọn phương pháp sinh mổ vì cơn đau quá dồn dập, không thể kiên trì đến cuối.
      • Mẹ dễ bị rách phần mềm (tầng sinh môn, cổ tử cung) khi đầu em bé lọt ra.

Đối với thai nhi

      • Ngôi thai ngược khiến đầu bé bị kẹt bên trong lâu, dẫn đến bé bị ngạt thở do thiếu oxy.
      • Thai nhi có thể gặp phải biến chứng sa dây rốn hay chèn ép dây rốn dẫn đến tử vong.
      • Trẻ trong lúc sinh có thể gặp phải các sang chấn như: xuất huyết não – màng não; liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đùi, rách cơ ức đòn chũm…
      • Những em bé sinh non, đầu bé có thể bị tổn thương.

Việc xác định ngôi thai rất quan trọng vào cuối thai kỳ. Nên khám thai và siêu âm thường xuyên vào cuối thai kỳ để được xác định ngôi thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và những yếu tố cân nhắc giữa sinh thường và sinh mổ. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai