googleb578e89369db4e48.html

Nguyên nhân và cách điều trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh

15:03 - 30/07/2022 Lượt xem: 786 Tác giả: Thu Hoàng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nhưng nếu mẹ biết một số mẹo chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ giúp bé thấy thoải mái hơn rất nhiều.

1. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Do sự co thắt bất ngờ không thể tự chủ của cơ hoành - một cơ lớn nằm ngang dưới đáy của khung xương sườn, di chuyển lên xuống khi hít thở - các cơn co thắt này bị ngắt quãng liên tục và lặp lại nhiều lần, có thể làm bố mẹ hết sức lo lắng.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra với tần số từ 4-60 lần/phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Đây là phản xạ bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày trẻ bị căng, phản xạ này thường hết khi trẻ lớn hơn. Trẻ sơ sinh thường không bị ảnh hưởng nhiều khi nấc cụt. Nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, hiếm khi nấc cụt gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.

nấc cụt

2. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do một vài nguyên nhân sau:

Mẹ cho bé sử dụng bình sữa không đúng cách: Điều này vô tình làm lượng khí vào dạ dày nhỏ của bé lớn, chịu đựng quá mức, gây kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo ra tiếng nấc.

Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.

Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.

Ngoài ra, trẻ bị nấc còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: Không may mắc phải bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết hay môi trường sống bị ô nhiễm,…

3. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nấc có gây nguy hiểm gì không? Đây chắc chắn là điều mà rất nhiều các bố mẹ quan tâm. Như chúng ta đã biết, tình trạng nấc cụt ở trẻ thường xuất hiện và kéo dài trong thời gian ngắn, thường là vài phút. Tuy nhiên, điều mẹ lo lắng là khi bị nấc như vậy có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé cũng như gây nôn trớ lượng thức ăn vừa đưa vào có thể bé hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị nấc là một trong những phản ứng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp bé xuất hiện những cơn nấc dài và lâu, mẹ nên chủ động tìm cách giúp bé giảm đi những cơn nấc này. Bởi nếu nấc quá lâu, bé sẽ có cảm giác khó chịu và buồn nôn, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hô hấp.

4. Cách chữa nấc cụt ở trẻ

Đa số nấc ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị gì.

Cho bé bú sữa: Ở những trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Trong thời gian này, bé bị nấc nên cho bé bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, bạn có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé: Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó bạn thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.

Khóc: Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.

Vỗ lưng: Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.

Ăn đường: Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên cách này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn ăn dặm, không được dùng cho trẻ sơ sinh.

nấc cụt

Thay đổi tư thế bú của bé: Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bạn nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào.

Ngoài những cách trên, các bậc phụ huynh cũng có thể chữa nấc cho bé theo một số phương pháp dân gian của ông bà ta thời xa xưa như: Sử dụng lá trầu không dán lên trán bé, dùng ngón tay kỳ nhẹ lên đôi môi của bé khoảng 60 cái,… Những cách này không chỉ đơn giản mà còn giúp đem lại hiệu quả cao.

Sau khi đã áp dụng những cách trên mà con vẫn chưa hết nấc kèm theo đó có những triệu chứng bất bình khác thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

5. Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Nấc cụt không chỉ khiến bé khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn/uống sữa của mẹ. Vì vậy, mẹ nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đề phòng tình trạng nấc cụt xảy ra đối với con yêu:

Mẹ cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng bé được ổn định, tránh để bé bị lạnh. Mẹ có thể choàng thêm 1 chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió. Khép bớt các cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Có thể bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.

Lưu ý khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Mùa đông lạnh thì cần bật quạt sưởi để phòng ấm hơn.

Để phòng ngừa nấc cụt, mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Khi cho bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh khiến dạ dày bị dãn hơi. Sau khi cho bé ăn nên bế cao đầu khoảng 10 phút.

Sau khi cho trẻ bú, không nên đùa giỡn với trẻ, vì khi bú no không những làm trẻ nấc cụt mà còn nôn ọe sữa ra ngoài.

Nhưng trường hợp bé liên tục bị nấc cụt trong khoảng thời gian dài thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa mà cha mẹ cần phải lưu tâm, cho trẻ đi khám sớm.

 Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thai kỳ bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0243.783.6145 hoặc qua trang fanpage của phòng khám để được giải đáp sớm nhất.  

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh