Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa

15:53 - 22/04/2022 Lượt xem: 231 Tác giả: Kim Ngân

Viêm tai giữa là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều trị bệnh viêm tai giữa khá phức tạp, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ rất dễ để lại biến chứng.

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Có hai dạng hay gặp viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Nguyên nhân trẻ hay mắc viêm tai giữa:

  • Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức chống chịu còn kém nên các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm nhập gây viêm làm tổn thương lớp biểu bì, niêm mạc vùng tai giữa.
  • Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém và thường bú nằm, cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ sơ sinh thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập, tấn công vào tai.
  • Trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét điều trị đúng, kịp thời như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang…
  • Do những tác động bên ngoài: Tai không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm tổn thương màng nhĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát bệnh.

2. Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.

Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

  • Sốt là hiện tượng dễ nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa, bé có thể sốt cao 39 – 40 độ C.
  • Khi bị viêm tai giữa trẻ có dấu hiệu đau tai: Trẻ quấy khóc, nước hoặc mủ trong tai chảy ra bên ngoài, hoặc trẻ lấy tay dụi vào tai…
  • Khi bị viêm tai giữa cấp tính, trẻ có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đi ngoài, phân lỏng…do đờm, dịch.
  • Trẻ phản ứng với âm thanh kém.
  • Trẻ sơ sinh có thể trở nên cáu kỉnh hoặc khó ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng.

3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ tiến triển xấu hơn, nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị cho con, vì có thể gây các di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục, vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế tuy tín để được xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây nên viêm tai giữa, từ đó bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kê đơn điều trị phù hợp.

4. Phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, nhất là khi tai trẻ đang bị viêm nhiễm. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào tai trẻ.
  • Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh hoặc khi nằm phòng điều hòa.
  • Không hút thuốc lá hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá, không đưa bé đến nơi có khói thuốc.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Cho trẻ tiêm phế cầu, vắc xin ngừa cúm. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
  • Nếu trường hợp trẻ bị dị vật rơi vào tai của trẻ thì cần phải đưa trẻ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để gắp dị vật ra ngoài.

5. Lưu ý chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ: Tai - mũi - họng có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này.

Chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê trong đơn.

Nếu trẻ bị sốt cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt trên 38,5 độ C hoặc tỏ ra khó chịu, đau nhiều.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

TAGS: Nhi khoa,

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh