Những điều cần biết khi mang thai-Phòng khám 43 Nguyễn Khang

08:57 - 12/08/2021 Lượt xem: 508 Tác giả: Thanh Nga

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu phát triển tốt nhất, mẹ và bé vượt cạn thành công là mong muốn chung của mọi mẹ bầu. Dưới đây là những điều mẹ cần biết khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu phát triển tốt nhất, mẹ và bé vượt cạn thành công là mong muốn chung của mọi mẹ bầu. Dưới đây là những điều mẹ cần biết khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

1. Chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng thai kỳ vô cùng quan trọng. Không hẳn là mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp hai lần mà cần ăn đủ cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, bánh mì,... (tuy nhiên tránh thức ăn quá nhiều tinh bột 1 lần)
  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, ngũ cốc, đậu...
  • Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, bơ,...
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt vì có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết
  • Bổ sung sắt, canxi, axit folic, vitamin A, D...
  • Uống đủ nước: 2 – 3l nước mỗi ngày

Thực phẩm mẹ bầu nên tránh:

  • Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas
  • Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
  • Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt...
  • Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót...
  • Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
  • Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh...
  • Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,...

2. Khám thai định kỳ

Đi khám thai định kỳ là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi thai phụ. Khuyến cáo của chuyên gia y tế là mỗi mẹ bầu nên đi khám thai tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình.

Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám thai 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể khám thai thường xuyên thì cũng không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:

  • Khám thai tuần 11w6d – 13w6d: Ngoài kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy - một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
  • Khám thai tuần 20 - 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân... một cách tốt nhất.
  • Khám thai tuần 30 - 32: Đây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.

Ngoài lịch khám thai bác sĩ hẹn, nếu mẹ gặp những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,... thì nên đi khám ngay. 

3. Các biến chứng thai kỳ - cách đề phòng và xử lý

Biến chứng thai kỳ là điều không ai mong muốn nó xảy đến, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ cần trang bị sẵn cho mình những kiến thức khi mang thai để đề phòng và biết cách xử lý trong tình huống này. Trong số đó, các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

- Tiểu đường thai kỳ

Đây là hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng ở thai phụ trong những năm gần đây, thường xảy ra vào tuần 24 - 28 của thai kỳ, được xác định thông qua xét nghiệm đường huyết. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đối mặt với các nguy cơ: sảy thai, thai nhi dị tật, tiền sản giật,... Mẹ bầu cần kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng các xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý.

- Nhau thai bám thấp

Tình trạng này xảy ra với khoảng 5% thai phụ, nó là hiện tượng bánh nhau không bám vùng đáy tử cung mà lại nằm sát lỗ trong của cổ tử cung. Chính vì thế, khi có các cơn co trong lúc chuyển dạ, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ gần cổ tử cung. Hệ lụy của nó là bánh nhau bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung sinh ra chảy máu hoặc mất máu nghiêm trọng khiến thai phụ bị choáng, trụy mạch, thậm chí có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời; thai nhi bị sinh non, ngôi thai bất thường. Mẹ bầu nên chú ý khám thai định kỳ để phát hiện vị trí bám của nhau thai, có biện pháp kiêng cữ phù hợp.

- Tiền sản giật:

Tiền sản giật (TSG) thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ sau tuần 21) làm tăng nguy cơ thai lưu, sinh non, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu có thể xác định nguy cơ này thông qua xét nghiệm nước tiểu, khám thai để kịp điều trị ngăn chặn các biến chứng không đáng có.

- Ối ít

Những điều cần biết khi mang thai, phòng khám 43 Nguyễn Khang

Đây là một trong những bất thường về nước ối đe dọa đến sức khỏe của thai nhi. Những thai phụ bị thiếu ối trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai rất dễ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sảy thai, thai lưu. Hiện tượng này xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ dễ làm bé khó xoay đầu nên bị ngôi ngược khi sinh. Nguy hiểm nhất, vỡ ối sớm gây thiếu ối còn gây nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối và tử cung. Muốn tránh tình trạng ối ít, mẹ bầu hãy ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học, uống nhiều nước (nhất là nước dừa).

- Nhận biết triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ

Ngoài những điều cần biết khi mang thai trên đây thì các mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý nhận biết sớm một số triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời:

 -Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài, ở giữa bụng hoặc trên bụng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn có thể do: vấn đề về dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tiền sản giật,...

- Đau bụng dưới ở một hoặc hai bên có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai,...

- Sưng phù chân tay kèm theo hiện tượng giảm sút thị lực, buồn nôn, đau đầu đột ngột có thể cảnh báo tiền sản giật.

- Sốt cao 37.5 - trên 39 độ C nhưng không có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức bởi nó có thể cảnh báo mẹ bầu đang bị nhiễm trùng.

4. Những hoạt động mẹ bầu nên tránh

  • Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
  • Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
  • Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu. Ngoài những điều trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình hình sức khỏe thực tế của mình. Chúc các bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám tại phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai