Những điều cần biết về chọc ối

01:50 - 17/04/2020 Lượt xem: 664

Chọc ối là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán trước khi sinh sau khi bác sĩ phát hiện có bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi. Vậy chọc ối được thực hiện như thế nào? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết […]

Chọc ối là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán trước khi sinh sau khi bác sĩ phát hiện có bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi. Vậy chọc ối được thực hiện như thế nào? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết sau:

1. Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh là gì?

Xét nghiệm chẩn đoán trước sinh là xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết được chắc chắn thai của bạn có bị các bất thường về di truyền hay không. Thông thường các xét nghiệm này dựa trên thủ thuật chọc ối, sinh thiết gai nhau hoặc lấy máu cuống rốn bào thai. Sau khi có các chẩn đoán về di truyền trước sinh, cha mẹ có kế họach chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé ra đời, hay đối với một số bệnh có thể điều trị cho bé trước khi sinh.

Trong một số trường hợp thai bị các dị tật nặng khó điều trị sau sinh, cha mẹ có thể quyết định chấm dứt thai kì sau khi được bác sĩ tham vấn kết quả.

2. Có phải tất cả các sản phụ cần xét nghiệm chẩn đoán trước sinh?

Không phải. Chọc ối, sinh thiết gai nhau và lấy máu cuống rốn bào thai chỉ được thực hiện trên những sản phụ thai có nguy cơ cao mang một số rối loạn di truyền. Một số chỉ định thực hiện chẩn đoán tiền sản:

    • Các xét nghiệm triple test và Double test nguy cơ cao
    • Độ mờ da gáy dày.
    • Cha mẹ mang một số rối loạn di truyền (thalassemia)
    • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) nguy cơ cao.
    • Tiền căn sinh con bị một số dị tật bẩm sinh do di truyền
    • Siêu âm phát hiện một số dị tật: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc thận, dãn não thất…
    • Tiền căn sinh con rối loạn nhiễm sắc thể

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản, bạn sẽ được tham vấn những lợi ích cũng như những bất lợi mà xét nghiệm mang lại.

3. Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ đuợc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại ngay lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm.

 Những điều cần biết về chọc ối

Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối. Bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.

Tai biến và nguy cơ quan trọng nhất của chọc ối là có thể gây sẩy thaivỡ ối, nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ sẩy thai khi chọc ối là 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ chọc ối sẽ có 1 người bị sẩy thai).

Tuy nhiên khi bạn có u xơ tử cung, dị dạng tử cung, màng ối chưa sáp nhập màng đệm, máu tụ dưới màng đệm, mẹ có tiền căn hoặc mới xuất huyết gần đây, béo phì (BMI > 40) [BMI: chỉ số khối cơ thể], sanh nhiều lần (>3), đang viêm âm đạo, tiền căn >3 lần sẩy thai cũng có thể tăng nguy cơ sẩy thai lên mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể cho những mối liên quan này.

Khi thai phụ mang song thai (2 túi ối), có thể sẽ chọc kim 2 lần vào tử cung để lấy nước ối từ hai buồng ối riêng biệt.

 4. Thời điểm thực hiện chọc ối?

Chọc ối thực hiện khi thai >16 tuần

Sinh thiết gai nhau thực hiện khi thai 12-14 tuần với vị trí bánh nhau thuận lợi.

5. Khi thai phụ bị viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV có thực hiện chọc ối được không?

Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con trên thai phụ viêm gan B sau chọc ối thấp, nhưng nếu tải lượng vi-rút HBV DNA > 7 log 10 copies/ml có thể làm tăng nguy cơ lây truyền. Thai phụ viêm gan C không làm tăng nguy cơ lây truyền. Tuy nhiên thai phụ HIV; có làm tăng nguy cơ lây truyền (đặc biệt trong nhóm không điều trị trước sinh).

6. Các lưu ý sau thủ thuật

Sản phụ nên nghỉ ngơi khoảng 24 tiếng, tránh làm việc nặng.

Sinh hoạt tắm rửa bình thường.

Khám lại khi thấy đau bụng nhiều, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, sốt.

Khai phụ đến lấy kết quả chọc ối theo lịch hẹn; bác sĩ sẽ tham vấn kết quả và có những hướng dẫn cho lần khám thai tiếp theo.

Để được siêu âm sàng lọc trước sinh, các mẹ có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua