pH âm đạo và những điều phụ nữ cần biết?
14:56 - 01/09/2022 Lượt xem: 743 Tác giả: Thu Hoàng
Môi trường âm đạo của người phụ nữ cần được giữ ở mức pH ổn định để đảm bảo lợi khuẩn phát triển cân bằng với hại khuẩn, ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Vậy độ pH âm đạo bao nhiêu là bình thường? Chăm sóc như thế nào để giữ pH âm đạo ổn định để “cô bé” luôn khỏe mạnh?
1. PH âm đạo là gì?
Độ pH là phép đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14. Độ pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axit và độ pH lớn hơn 7 là có tính kiềm.
Độ pH của âm đạo - cho dù nó có tính axit hay kiềm thì cũng đóng một phần quan trọng trong việc xác định xem nó có khỏe mạnh hay không.
Độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ Ph bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn sống.
Phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 - 49 tuổi: pH âm đạo bình thường sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 4.5.
Phụ nữ trước khi có kinh nguyệt và sau khi mãn kinh: pH âm đạo có xu hướng cao hơn 4.5.
Một môi trường âm đạo có tính axit sẽ có chức năng bảo vệ. Nó tạo ra một rào cản ngăn vi khuẩn và nấm men không tốt nhân lên quá nhanh và gây nhiễm trùng.
Khi pH âm đạo quá mức, nhiễm trùng dễ xảy ra do một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh, tiêu biểu như:
- Vi khuẩn (BV): Sự phát triển quá mức của vi khuẩn này gây ngứa âm đạo, nóng rát khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo màu vàng, trắng hoặc xám bất thường, có mùi tanh cá khó chịu. Ngoài ra, vi khuẩn BV không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, song phụ nữ nhiễm vi khuẩn này có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như: nhiễm HPV, nhiễm HIV, nhiễm virus Herpes,…
- Ký sinh trùng Trichomonas: ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tình dục, đa phần người bệnh không có triệu chứng gì. Ảnh hưởng nó gây ra là gây mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và mức độ bệnh cũng nghiêm trọng hơn.
Ngược lại, khi độ pH thấp hơn mức bình thường, nó thường gây suy giảm khả năng sinh sản do gây chết tinh trùng.
- Nấm âm đạo: Đây là loại bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây ngứa rát và đau khi quan hệ tình dục.
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo
- Quan hệ tình dục không được bảo vệ. Tinh dịch có tính kiềm, có thể gia tăng sự phát triển của một số vi khuẩn.
- Kháng sinh: Những loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn loại vi khuẩn tốt duy trì mức độ pH âm đạo, có tính axit, lành mạnh hơn.
- Vệ sinh không đúng cách: Khoảng 20% phụ nữ thường xuyên rửa sạch âm đạo bằng hỗn hợp nước và giấm, baking soda hoặc iốt. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo, mà còn gia tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt có tính kiềm và làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào
3. Triệu chứng của mất cân bằng độ pH âm đạo
- Có mùi hôi hoặc tanh
- Chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
- Ngứa âm đạo
- Nóng rát khi đi tiểu.
4. Các biện pháp giúp cân bằng độ pH âm đạo
Để pH âm đạo đạt mức pH sinh lý, góp phần giảm các nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tránh thụt rửa âm đạo: Do môi trường âm đạo bình thường đã có cơ chế tự bảo vệ, chống những viêm nhiễm thông thường. Nên chỉ cần giữ vệ sinh âm đạo bằng rửa bằng dung dịch vệ sinh phù hợp ở bên ngoài, lau khô âm hộ bằng khăn mềm sau khi đi tắm, sau khi đi vệ sinh, mặc quần áo thoáng mát. Thụt rửa âm đạo có thể vô tình gây loại bỏ các vi khuẩn có lợi, gây rối loạn hệ vi khuẩn âm đạo và gây thay đổi pH âm đạo.
- Khi có các hiện tượng như ra dịch âm đạo bất thường, không được tự ý đặt các thuốc âm đạo mà phải đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: ngoài giúp tránh mang thai ngoài ý muốn, bao cao su giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua dục và các chất lỏng gây ảnh hưởng đến pH âm đạo.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng dụng cụ tử cung hoặc các thuốc hormone để tránh thai.
- Trong giai đoạn kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh thường xuyên, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm nguy cơ tăng pH âm đạo, do máu có pH cao hơn pH âm đạo.
- Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm như hoa quả tươi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước. Không sử dụng quá nhiều trà, cà phê , thức uống có ga, các thức ăn có nhiều dầu mỡ.
- Có thể sử dụng men vi sinh sau khi sử dụng kháng sinh để hệ vi khuẩn trong cơ thể được nhanh chóng phục hồi.
- Nếu nhận thấy những dấu hiệu khí hư bất thường thì cần chủ động đến cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị.