Phân biệt thai máy, cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý

15:48 - 29/11/2023 Lượt xem: 164 Tác giả: Kim Ngân

Trong suốt thai kỳ, các mẹ có thể khó phân biệt được các cơn gò tử cung, gò sinh lý và thai máy bởi biểu hiện đôi khi khá giống nhau. Nhiều mẹ lo lắng do thấy bụng gò cứng liên tục để có thể phát hiện có dấu hiệu sinh hay không. Đặc biệt vào thời điểm cuối thai kỳ tần xuất các cơn gò sẽ nhiều hơn, nhiều mẹ lo lắng không biết thời điểm nào sẽ chuyển dạ. Để tìm heieur kỹ về các cơn gò cũng như dấu hiệu sinh các mẹ hãy tham khảo kỹ bài viết dưới đây nhé!

Cơn gò tử cung sinh lý

Cơn gò tử cung sinh lý khác so với thai máy Cơn gò sinh lý thường xuất hiện bắt đầu vào tháng thứ 4 của thai kỳ 

Cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ và xuất hiện bất chợt. Cơn gò sinh lý sẽ diễn ra không thường xuyên và không đều. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp mẹ bầu làm quen dần cho giai đoạn chuyển dạ. 

Những đặc điểm của cơn gò sinh lý các mẹ tham khảo:

  • Thường không có cơn đau đi kèm, mỗi cơn gò kéo dài khoảng 30 giây.
  • Cơn gò không lặp lại đều, không tăng cường độ gò cứng dần.
  • Có cảm giác căng tức bụng dưới.
  • Khiến mẹ khó chịu có cảm giác tập trung tại một vùng của bụng.

Cơn gò sinh lý sẽ không gia tăng theo thời gian, trong cơn gò sinh lý sẽ không làm thay đổi cổ tử cung của bạn. Những cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mẹ bầu mệt mỏi, đi lại quá nhiều hoặc mất nước. Nếu mẹ nghỉ ngơi thư giãn hoặc thay đổi tư thế thì cơn gò sinh lý thường sẽ biến mất.

Khi xuất hiện những cơn gò mẹ bầu có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để xem cơn gò có thuyên giảm hay không:

  • Uống thêm nhiều nước.
  • Thay đổi tư thế (ngồi nghỉ ngơi, nằm thay đổi tư thế, không nằm quá lâu một tư thế).
  • Dừng tất cả việc đang làm và nghỉ ngơi.

Khi mẹ bầu đã thử tất cả các biện pháp trên nhưng cơn gò không thuyên giảm, và những cơn gò xuất hiện thường xuyên hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chính xác bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non chuyển dạ sớm.

Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò tử cung chuyển dạ khác với thai máy  Cơn gò tử cung chuyển dạ có thể xuất hiện từ tuần thứ 22 

Có hai dạng cơn gò chuyển dạ các mẹ nên lưu ý trong thai kỳ:

  • Cơn gò tử cung chuyển dạ sinh non: Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trong thời điểm từ tuần 22 đến tuần 37 của thai kỳ.
  • Cơn gò tử cung chuyển dạ đủ tháng: Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trong thời điểm sau tuần thứ 37.

Cơn gò tử cung chuyển dạ sinh non

Cơn gò tử cung chuyển dạ sinh non sẽ xuất hiện nhiều dồn dập khi thai chưa được 37 tuần là dấu hiệu của sinh non. Khi bạn chưa tới ngày dự sinh tuy nhiên các cơn gò lại xuất hiện đều đặn theo một chu kỳ ví dụ như cứ 10 phút bạn lại có một cơn gò diễn ra liên tục trong hơn 1 giờ, đó có thể dấu hiệu của sinh non.

Những cơn gò tử cung chuyển dạ sẽ cứng dần từ khi bắt đầu cơn gò đến khi kết thúc. Cơn gò tử cung thường sẽ kèm theo những triệu chứng dưới đây:

  • Có cơn đau âm ỉ kèm theo khó thở.
  • Đau vùng xương chậu.
  • Những cơn chuột rút xuất hiện dồn dập hơn.
  • Có thể kèm theo chảy máu vùng âm đạo, tiêu chảy hoặc vỡ ối.

Nếu có những dấu hiệu trên xuất hiện thì mẹ bầu nên đi khám ngay để nhận được những chỉ định kịp thời từ bác sĩ.

Cơn gò tử cung chuyển dạ đủ tháng

Nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc về cơn gò chuyển dạ báo hiệu sinh khi em bé đủ tháng. Cơn gò tử cung chuyển dạ đủ tháng không giống như cơn gò sinh lý. Khi xuất hiện cơn gò tử cung chuyển dạ thường sẽ không biến mất kể cả khi mẹ bầu nghỉ ngơi, thay đổi tư thế hay hít thở sâu.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cơn gò tử cung chuyển dạ đủ tháng đó là cường độ của cơn gò và khoảng cách giữa những cơn gò. Cường độ của cơn gò sẽ tăng theo thời gian và những cơn gò sẽ xuất hiện dồn dập hơn. Những cơn gò tử cung chuyển dạ sẽ có tác dụng giúp cổ tử cung được mở rộng và sẵn sàng cho sự ra đời của em bé.

Cơn gò tử cung chuyển dạ sẽ gồm có 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn sớm trước chuyển dạ: Giai đoạn này những cơn gò vẫn sẽ nhẹ nhàng, xuất hiện cảm giác căng cứng tử cung, đau bụng dưới. Bụng gò cứng kéo dài trong khoảng thời gian từ 30-90 giây. Dần dần những cơn gò này sẽ tăng dần về tần suất, cho đến khi chuyển dạ thật thì có thể 5 phút 1 cơn gò. Những dấu hiệu trong giai đoạn trước chuyển dạ hay gặp: có chất nhầy hồng (máu báo sinh), có thể vỡ ối.
  • Giai đoạn chuyển dạ thực sự: Ở giai đoạn chuyển dạ thực sự, cơn gò sẽ kèm theo cơn đau với cường độ cao hơn. Ở giai đoạn này, cổ tử cung bắt đầu mở rộng từ 4 phân đến 10 phân để chào đón em bé. Cơn gò tử cung sẽ đau lan từ lưng đến vùng bụng trước. Có thể kèm theo chuột rút ở chân. Lúc này, những cơn gò sẽ kéo dài khoảng 45-60 giây và khoảng cách giữa mỗi cơn là 3-5 phút. Khi cổ tử cung bắt đầu mở từ 7 phân đến 10 phân lúc này cơn gò tử cung sẽ kéo dài từ 60-90 giây và khoảng cách giữa mỗi cơn gò sẽ từ 30 giây đến 2 phút. Các cơn gò sẽ xuất hiện dồn dập để đẩy em bé ra ngoài.

Thai máy

so sánh thai máy và cơn gò tử cung Các mẹ sẽ cảm nhận được thai máy khoảng từ tuần 18 -20 trở đi 

Thai máy là em bé cử động trong bụng mẹ, lúc này em bé sẽ xoay mình, trở mình, đạp hoặc cử động tay chân. Thai máy cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi có khỏe mạnh hay không. Số lần thai máy giảm, bé đạp ít hơn cũng là một dấu hiệu báo động cho thấy có thể sức khỏe em bé đang có vấn đề. Thông thường, bắt đầu từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ, người mẹ bắt đầu nhận biết được em bé cử động. Có những trường hợp từ tuần thứ 16 đã cảm nhận được em bé máy.

Thai máy thường xuất hiện nhiều khi mẹ nghỉ ngơi hoặc sau bữa ăn, thai nhi sẽ thức và máy theo đồng hồ sinh học của mình và thường sau khi ngủ 3-4 tiếng thai nhi sẽ dậy máy một lần.

Nếu sau 5 tháng, mẹ bầu không thấy thai máy thì đây là một dấu hiệu đáng lưu ý hoặc tần suất máy của thai nhi tăng giảm bất thường so với thường ngày thì các mẹ nên đến các cơ sở y tế để khám kịp thời và nhận được chẩn đoán từ bác sĩ.

Những dấu hiệu cơn gò cho thấy mẹ bầu cần nhập viện

Những cơn gò xuất hiện nhiều trong suốt quá trình mang thai do đó có nhiều trường hợp mẹ bầu không phân biệt được cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Các mẹ hãy đến bệnh viện nếu xuất hiện cơn gò với các dấu hiệu như sau:

  • Cơn gò xảy ra ở thời gian trước tuần thứ 37.
  • Cứ 5 phút sẽ xuất hiện một cơn gò.
  • Xảy ra dồn dập có thể chưa kèm theo cơn đau.
  • Tăng dần về cơn đau, khoảng cách giữa các cơn gò giảm dần.
  • Cơn gò không thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi, uống nước hay đổi tư thế.
  • Con gò kèm theo cơn đay, chảy máu , vỡ ối, rỉ ối.

Cơn gò và thai máy khi mang thai là biểu hiện xem em bé có khỏe mạnh hay không và các mẹ bầu sắp sinh hay chưa. Để không nhầm lần giữa cơn gò sinh lý, cơn gò sinh hoặc thai máy các mẹ bầu nhớ hãy tham khảo kỹ bài viết dưới đây nhé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể đăng ký khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang để nhận được những thăm khám chẩn đoán chính xác giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn mẹ cách nhận biết dịch âm đạo khi mang thai
Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả ngay tại nhà
Điểm danh những thực phẩm “VÀNG” làm tăng khả năng thụ thai
Cách canh ngày rụng trứng theo chuyên gia sản khoa cực chuẩn
Dấu hiệu phân biệt trứng làm tổ và thời kỳ tiền kinh nguyệt