googleb578e89369db4e48.html

Phản ứng sau tiêm chủng và cách chăm sóc trẻ sau tiêm

16:27 - 15/04/2022 Lượt xem: 521 Tác giả: Kim Ngân

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc... Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

1. Định nghĩa

Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng.

Khi tiêm chủng đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích sự đáp ứng miễn dịch, hệ thống miễn dịch của cơ thể đáo ứng và hoạt động tăng cường để sinh miễn dịch. Quá trình đó làm nhiệt độ cơ thể sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm và trẻ thường quấy hơn. Hai ngày sau các phản ứng trên mất đi, những biểu hiện trên không được gọi là biến chứng của vaccin. Những biểu hiện lâm sàng nặng ngoài những phản ứng thông thường trên được gọi là biến chứng.

2. Phân loại theo mức độ và nguyên nhân phản ứng sau tiêm

Phản ứng sau tiêm và cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Phản ứng thông thường: Thường nhẹ, tự khỏi.

  • Tại chỗ: Ngứa, đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm.
  • Toàn thân: Sốt và các triệu chứng khác: khó chịu, mệt mỏi, chán ăn… đây có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường.

Phản ứng nặng: Phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại di chứng hoặc tử vong.

Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm:

  • Do trùng hợp ngẫu nhiên: Do bệnh lý sẵn có, trẻ đang trong thời kỳ ủ bệnh…
  • Do tâm lý lo sợ: Xảy ra do lo sợ quá mức.
  • Do vaccin: Đặc tính, chất lượng vaccin.
  • Nguyên nhân không rõ.

Mỗi loại vaccin có thể gặp một số biến chứng đặc biết:

  • Vaccin ho gà toàn tế bào có thể gây co giật tím tái từng cơn, hội chứng não cấp viêm não.
  • Vaccin BCG gây viêm hạch có mủ tại chỗ, nhiễm BCG lan tỏa.
  • Vaccin sởi, quai bị, dại có thể gây biến chứng viêm não.

3. Phòng tránh tai biến trong tiêm chủng cho trẻ

Trước khi tiêm trẻ phải được khám sàng lọc kĩ, quan sát thể trạng, kiểm tra nhiệt độ, khám toàn thân.

Bé có tiền sử bệnh lí mẹ cần thông báo cho bác sĩ, trẻ đã từng tiêm vaccin gì chưa, có xảy ra phản ứng nặng sau những lần tiêm chủng trước không?

Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ... cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lí tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.

Theo dõi tại nhà: Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:

  • Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần
  • Tình trạng ăn, ngủ
  • Dấu hiệu về nhịp thở
  • Có phát ban hay không?
  • Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)

Nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng, cần đưa người được tiêm đến ngay cơ sở y tế. Các triệu chứng bao gồm khó thở, sốt cao co giật, ngừng thở, sốc phản vệ, trẻ khóc kéo dài, tím tái...

4. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn, có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm...
  • Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
  • Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
  • Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C), dùng hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,50C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.
  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm.

5. Dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất

  • Sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
  • Kích thích, vật vã, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc dai dẳng.
  • Khó thở.
  • Sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài trên 24 giờ.
  • Nổi vân tím trên da.
  • Phát ban tiến triển nhanh trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm.

Tham khảo bài viết: CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRÁNH TIÊU CHẢY CHO TRẺ

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh