Phụ nữ mang thai có nên uống trà hay không?

01:23 - 22/05/2021 Lượt xem: 1192

Trà là thức uống phổ biến hiện nay. Với người bình thường trà có tác dụng vô cùng tuyệt vời giúp thư giãn và hỗ trợ điều trị một số bệnh, có tác dụng duy trì sức khỏe tốt. Riêng phụ nữ mang thai cần thận trong khi sử dụng trà. Vậy phụ nữ mang thai có nên uống trà hay không?

1. Lợi ích của trà đối với phụ nữ mang thai

Trà có chứa thành phần có lợi cho cơ thể con người. Trong đó có polyphenol, dầu thơm, chất khoáng, protein, vitamin và chất dinh dưỡng khác.

Phụ nữ mang thai mỗi ngày có thể uống 3-5 gram trà, đặc biệt là trà xanh hay còn gọi là chè tươi để tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng chống phù nề khi mang thai. Trà xanh còn rất giàu kẽm, có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

2. Trà có chưa một số thành phần không tốt cho phụ nữ mang thai nếu uống quá nhiều

Các loại trà đen, trà xanh, trà trắng, matcha, chai và ô long đều có nguồn gốc từ lá của cây Camellia sinensis. Chúng có chứa caffeine – một chất kích thích tự nhiên nên được hạn chế trong thai kỳ.

Nếu bạn uống trà quá nhiều có thể gây thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, bào thai sẽ thiếu sắt và sau này có thể mắc bệnh thiếu máu bẩm sinh. Trà còn chứa acid tannic, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và canxi của thai nhi.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên uống hồng trà, hay trà đen. Vì trong mỗi 500g trà này có chứa 2-5% caffeine, sẽ là chất kích thích không tốt, gây hại cho sự phát triển của bé.

3. Phụ nữ mang thai uống trà có an toàn không?

Theo bác sĩ, phụ nữ mang thai uống trà thảo mộc sẽ tốt cho thai kỳ. Các loại trà thảo mộc thường được chiết xuất từ quả khô và một số dược thảo trong tự nhiên. Cũng vì thế loại trà này không chứa cafein và được coi là khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như:

Sảy thai, sinh non: Nguy cơ này tăng lên khi trong trà có chứa các thành phần: thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má, nhũ hương, hoa cúc,

Làm tăng lượng máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Rau má, trầm hương

Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly

Hơn thế nữa, một số ít xuất hiện buồn nôn hay tiêu chảy khi uống trà có chứa lá bạch đàn. Trà hoa cúc theo một số nghiên cứu cho biết gây ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé. Do phụ nữ mang thai sử dụng thuốc bổ nên có những trường hợp gặp nguy hiểm khi lá trà kết hợp với thuốc. Do vậy khi uống trà thảo mộc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

4. Các loại trà an toàn có thể uống khi mang thai

Hầu hết các loại trà chứa caffein được coi là an toàn để uống trong khi mang thai; miễn là bạn không tiêu thụ quá 300 mg caffeine từ trà mỗi ngày. Phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với caffeine chỉ nên uống tối đa 100 mg caffeine mỗi ngày.

Khi nói đến các loại trà thảo dược, có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của chúng trong thai kỳ. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai tránh tiêu thụ bất kỳ loại thảo mộc nào với số lượng lớn. Nhưng theo một vài nghiên cứu, các loại trà thảo dược có chứa các thành phần sau đây có thể an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ:

Trà lá mâm xôi.

Trà này được coi là có khả năng an toàn và được cho là rút ngắn thời gian chuyển dạ và giúp chuẩn bị tử cung để sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể rút ngắn thời gian của giai đoạn chuyển dạ; hỗ trợ phụ nữ sinh nở tốt hơn.

Mặc dù thường được coi là an toàn, lá mâm xôi có thể thúc đẩy các cơn co tử cung trong khi bạc hà có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt. Do đó, có một số tranh cãi liên quan đến việc liệu các loại trà này có an toàn trong ba tháng đầu của thai kỳ hay không. Do đó, tốt nhất vẫn nên tránh uống hai loại trà này trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Trà bạc hà.

Trà này được coi là có khả năng an toàn và thường được sử dụng để giúp giảm khí, buồn nôn, đau dạ dày hoặc ợ nóng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu chứng minh chắc chắn lợi ích của bạc hà.

Trà gừng.

Gừng là một trong những phương thuốc thảo dược được nghiên cứu nhiều nhất trong thai kỳ và được coi là có thể an toàn. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm buồn nôn và ói mửa. Nhưng khi được tiêu thụ khô, không nên vượt quá 1 gram mỗi ngày.

Tía tô

Đây là một loại thảo dược làm giảm lo lắng, khó chịu bất ngủ. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói đến công dụng và sự an toàn do họ không nhìn nhãn mác bao bì.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai