Phụ nữ mang thai đôi, đa thai cần biết điều gì?

08:00 - 08/01/2020 Lượt xem: 351

  Thai đôi, đa thai hiện nay không còn là những trường hợp hiếp gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên nó cũng không phải những trường hợp phổ biến để mẹ bầu lúc nào cũng có thể cập nhật thông tin. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần biết khi mang thai đôi […]

 

Thai đôi, đa thai hiện nay không còn là những trường hợp hiếp gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên nó cũng không phải những trường hợp phổ biến để mẹ bầu lúc nào cũng có thể cập nhật thông tin. Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần biết khi mang thai đôi hoặc mang đa thai.

1. Một số khái niệm

1.1. Đa thai

Đa thai là trường hợp phụ nữ mang thai nhiều hơn một em bé trong tử cung ở cùng một lần mang thai. Có 2 trường hợp đa thai: Đa thai cùng trứng và đa thai khác trứng.

1.2. Đa thai cùng trứng

Đa thai cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, trong quá trình phân chia tách làm 2 hoặc nhiều phôi. Và phát triển thành những cá thể riêng biệt.

Đa thai cùng trứng luôn cùng giới tính, giống y nhau về mặt di truyền và có đặc điểm sinh học rất giống nhau.

1.3. Đa thai khác trứng

Là hiện tượng hai hoặc nhiều hơn hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai hoặc nhiều hơn hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt

Đa thai khác trứng có thể không cùng giới tính, và khác nhau về mặt di truyền.

thai đôi, đa thai và những điều cần chú ý
Thai đôi cùng trứng và thai đôi khác trứng

2. Trường hợp nào hay mang thai đôi, đa thai

2.1. Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Trong một số trường hợp, khi buồng trứng hoạt động kém và phụ nữ khó có thể mang thai, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kích thích buồng trứng làm trứng phát triển và rụng nhiều ở một thời điểm. Điều này có thể làm tăng cơ hội có con và cũng làm tăng cơ hội mang đa thai.

2.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Trường hợp này được thực hiện bên ngoài cơ thể người mẹ. Trứng và tinh trùng được thụ tinh trong môi trường ống nghiệm, sau đó mới được đưa trở lại vào tử cung người mẹ

Thường trong trường hợp này bác sĩ sẽ cấy 2 – 3 phôi khỏe vào cơ thể người mẹ. Nếu may mắn, phôi thai thích nghi được với cơ thể người mẹ thì tất cả phôi sẽ lớn lên và hình thành đa thai.

2.3. Những nguyên nhân khác

Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái sinh đôi cũng có khả năng sinh đôi.

Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có tỷ lệ mang đa thai cao hơn.

Phụ nữ Mỹ gốc Phi rất có khả năng sinh đôi, trong khi phụ nữ Mỹ gốc Á ít có khả năng nhất.

3. Những nguy cơ mà phụ nữ mang thai đôi, đa thai hay gặp

3.1. Sinh non

Khi mang thai đôi, đa thai, có thể người mẹ phải chịu gánh nặng lớn hơn rất nhiều đối so với mang thai một. Một trong số đó là tử cung phải căng hết sức để chứa thai. Nên khi sức chứa của tử cung đạt đến giới hạn, cùng với những tác động của nội tiết, có thể gây chuyển dạ sớm và gây sinh non.

3.2. Tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ mang đa thai, có thể do ảnh hưởng của nội tiết mà phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn các phụ nữ mang thai khác. Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch và tầm soát tiểu đường thai kỳ một cách cẩn thận để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải

3.3. Tiền sản giật

Tiền sản giật có thể xảy ra đối với bất cứ thai phụ nào. Nhưng nó phổ biến hơn ở các ca mang thai đôi, đa thai. Biểu hiện của tiền sản giật tiêu biểu nhất là tăng huyết áp; ngoài ra thai phụ có thể có một số dấu hiệu như đau đầu, giảm thị lực, buồn nôn và nôn.

3.4. Hội chứng truyền máu ở thai đôi, đa thai

Hội chứng truyền máu gặp ở những trường hợp mang thai cùng trứng. Đối với các trường hợp sinh cùng trứng, có mạch máu trong nhau thai chung khiến các bé có nguy cơ một bé nhận quá nhiều máu và bé còn lại rất ít. Gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.

4. Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai đôi, đa thai

4.1. khám thai định kỳ và thường xuyên

Lịch khám thai của phụ nữ mang đa thai sẽ dày hơn phụ nữ mang đơn thai, vì nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và của thai đều cao hơn. Cần khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường, có hướng xử trí thích hợp.

4.2. Kiểm soát chế độ ăn

Như đã nói ở trên, phụ nữ đa thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật cao hơn những phụ nữ khác. Nên việc thực hiện chế độ ăn giảm đồ ngọt và giảm muối là rất cần thiết. Đồng thời, tăng cường rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng

4.3. Vận động và nghỉ ngơi hợp lý

Thông thường với những trường hợp đa thai, bác sĩ thường khuyên nên vận động nhẹ nhàng, không nên vận động gắng sức. Hãy tập các bài thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu.

Mẹ bầu nên duy trì 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Nếu có vấn đề phát sinh trong thai kỳ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

5. Mang thai đôi, đa thai nên sinh thường hay mổ?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hầu hết các trường hợp mang thai đôi, thai ba hoặc hơn đều phải thực hiện phương pháp mổ lấy thai.

Tham khảm bài viết:

Bệnh tiền sản giật – tai biến sản khoa nguy hiểm mẹ bầu nên biết

Nghiệm pháp dung nạp glucose và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Việc thăm khám, kiểm tra đều đặn sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của thai nhi, đặc biệt với trường hợp đa thai. Phòng khám 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại; cùng với kinh nghiệm của các bác sĩ sẽ tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề của mẹ và bé để quá trình mang thai của mẹ trải qua một cách nhẹ nhàng nhất. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua