Quy trình khám phụ khoa các chị em nên biết

10:28 - 29/05/2022 Lượt xem: 804 Tác giả: Kim Ngân

Khám phụ khoa là bước thăm khám cần thiết đối với chị em trong độ tuổi sinh đẻ để có được sức khỏe tốt và sự tự tin về cơ thể mình. Rất nhiều chị em thắc mắc khám phụ khoa sẽ như thế nào? Hôm nay, phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang sẽ chia sẻ với chị em quy trình khám phụ khoa thông thường nhé!

1. Tại sao phải khám phụ khoa

Khám phụ khoa không chỉ là cách hiệu quả để phụ nữ bảo vệ sức khỏe mà còn mang lợi ích thiết thực:

- Khám phụ khoa giúp cho phụ nữ có được sự kiểm tra tổng thể về sức khỏe sinh lý

- Phát hiện được những bệnh vốn tiềm ẩn dưới những triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ mà các chị em không quan tâm hay nhầm sang các bệnh phụ khoa khác. Qua thăm khám và xác định tình trạng bệnh, chị em sẽ được tư vấn điều trị bệnh đúng cách, hiệu quả, hạn chế các biến chứng của bệnh.

- Phát hiện các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, qua đó hạn chế bệnh lây lan.

- Đối với những phụ nữ đã qua sinh nở, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư tử cung, viêm lộ tuyến tử cung…. để có phương pháp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chị em.

2. Khi nào cần đi khám phụ khoa

Cho dù có hay không có triệu chứng bất thường, việc khám phụ khoa định kỳ mỗi 6-12 tháng là vấn đề quan trọng trong đời sống của người phụ nữ. Bên cạnh đó, chị em nên thăm khám ngay có một số bất thường sau:

  • Khí hư bất thường, có mùi hôi, có màu vàng hoặc xanh…
  • Ngứa ngáy vùng kín cả bên trong và bên ngoài.
  • Kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều
  • Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ ra máu.
  • Đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên đau bụng, đau bụng dưới…

3. Quy trình khám phụ khoa các chị em nên biết

Quy trình khám phụ khoa các chị em nên biết

Bước 1. Thăm khám lâm sàng

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi chị em về tình trạng hiện tại, đã có chồng chưa? Đã có quan hệ tình dục chưa? Tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng gần đây gặp phải… để hình dung và đánh giá khái quát sức khỏe sinh sản của chị em.

Bước 2. Khám bộ phận sinh dục ngoài

Sau bước hỏi bệnh, chị em sẽ nằm lên bàn khám để bác sĩ sẽ kiểm tra, quan sát bên ngoài âm hộ, các nếp mép âm đạo xem có bất thường gì không. Dấu hiệu mụn cóc, nang hay khối bất thường.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vùng bụng của chị em để xem có u cục hay tổn thương nào không. Ở bước này bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt và tay.

Bước 3. Khám mỏ vịt

Tại bước này, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để khám bên trong âm đạo, kiểm tra cổ tử cung.

Sau đó bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào tử cung để soi cũng như làm xét nghiệm để kiểm tra dấu hiệu, nguyên nhân viêm nhiễm vùng kín hay ung thư cổ tử cung.

Bước 4. Khám vùng chậu

Với bước này, bác sĩ sẽ đeo găng tay được bôi trơn và đặt 1 – 2 ngón tay vào trong âm đạo để kiểm tra vị trí, hình dạng, kích thước tử cung xem có bất thường, u cục gì không; kiểm tra buồng trứng, ống dẫn trứng.

Khám trực tràng để phát hiện khối u bất thường nếu bác sĩ thấy nghi ngờ và cần thiết.

Bước 5. Siêu âm

Với những chị em chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ kiểm tra siêu âm phụ khoa qua đường bụng. Nếu chị em đã có quan hệ tình dục bác sĩ sẽ siêu âm đầu dò để quan sát kỹ các cơ quan sinh sản bên trong như tử cung, buồng trứng…

Bước 6. Tư vấn điều trị

Sau khi đã có đầu đủ kết quả siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn tình trạng hiện tại của chị em ở lần thăm khám này. Tư vấn điều trị thuốc phù hợp và dặn dò những lưu ý cần thiết.

Đưa lịch hẹn cho lần khám sau để chị em yên tâm theo dõi điều trị.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là đơn vị khám chuyên khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tới từ các viện sản lớn như BV phụ sản trung ương luôn đem tới sự thoải mái, nhẹ nhàng và yên tâm cho chị em qua mỗi lần thăm khám.Để đăng ký khám quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)