Ruột non tăng âm và các nguyên nhân thường gặp

03:27 - 30/12/2020 Lượt xem: 3320

Ruột non tăng âm là một dấu hiệu của siêu âm, khi hình ảnh phản âm của ruột dưới sóng siêu âm sáng hơn bình thường. Ruột tăng âm có thể được nhìn thấy trong 0,2 -1,4% của tất cả các trường hợp mang thai.

1. Nguyên nhân gây ra ruột non tăng âm?

Ruột tăng âm có thể là một phát hiện bình thường trên siêu âm và nó thường liên quan đến những em bé khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, có một số bệnh lý có thể làm ruột xuất hiện tăng sáng khi siêu âm.

  • Nhu động ruột bất thường:

Bình thường nước ối di chuyển qua ruột thai nhi bằng nhu động các cơ trong ruột. Đôi khi di chuyển chậm hơn bình thường hoặc hoàn toàn không có nếu có tắc nghẽn trong ruột. Khi điều này xảy ra, thành ruột trở nên dày lên, tăng sáng.

Trong trường hợp tắc ruột, biểu hiện ban đầu có thể là tăng âm ruột và theo thời gian, tình trạng tắc ruột trở nên rõ ràng khi nhìn thấy nhu động ruột giảm và các quai ruột bị giãn. Chẩn đoán tắc ruột đỏi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm, quan sát kỹ, thường được phát hiện tình trạng này ở 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Bất thường nhiễm sắc thể:

Bất thường số lượng nhiễm sắc thể sẽ thay đổi cấu trúc di truyền của thai nhi; và nhiều hệ thống cơ quan, bao gồm cả ruột, có thể bị ảnh hưởng. Một ví dụ là Trisomy 21, còn được gọi là hội chứng Down, trong đó em bé có 3 (thay vì 2) chiếc nhiễm sắc thể 21. Thường có những phát hiện siêu âm khác ngoài ruột tăng âm khi có tình trạng lệch bội nhiễm sắc thể.

  • Nhiễm trùng thai nhi:

Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến ruột của thai nhi bao gồm cytomegalovirus, toxoplasmosis và parvovirus B19. Thông thường những bệnh nhiễm trùng này không làm cho người lớn bị bệnh nặng; nhưng chúng có thể khiến ruột bé bị viêm và phù nề. Điều này có thể biểu hiện ruột tăng âm. Những điểm tăng sáng cũng có thể được nhìn thấy ở những nơi khác trong bụng thai nhi.

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung:

Đôi khi xảy ra ở trường hợp thai có kích thước nhỏ hơn so với tuổi thai. Khi nguyên nhân của một thai nhi nhỏ là lưu lượng máu bất thường trong nhau thai, lưu lượng máu đến ruột bé có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm cho nó xuất hiện dấu hiệu ruột tăng âm.

  • Chảy máu vào khoang ối:

Đôi khi chảy máu xảy ra trong thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến máu trong nước ối xung quanh thai nhi. Mặc dù không có hại khi thai nhi nuốt dịch ối pha lẫn máu, các tế bào máu có thể làm tăng âm trong dạ dày và ruột khi siêu âm.

  • Xơ nang (cystic fibrosis):

Xơ nang là một bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột, khiến chất nhầy dày lên tích tụ trong các hệ thống cơ quan đó. Trẻ có thể khó đi tiêu lần đầu sau khi bé chào đời, còn được gọi là tắc ruột phân su. Đây là bệnh lý di truyền đồng hợp, một gen bất thường được di truyền nhận từ cha và cái còn lại từ mẹ, cha mẹ là người mang gen bệnh (có nghĩa là họ khỏe mạnh nhưng có một gen bình thường và một gen bất thường).

  • Kết quả dương tính giả:

Tùy thuộc vào máy siêu âm và người siêu âm, phản âm ruột đôi khi có thể xuất hiện sáng hơn so với thực tế.

2. Siêu âm có thể phát hiện được tình trạng ruột non tăng âm không?

Ruột non tăng âm và các nguyên nhân thường gặp

Siêu âm có thể được phát hiện trước sinh, thường là khoảng 20 tuần; ở thời điểm siêu âm hình thái. Thông thường, ruột phải có phản âm giống như gan, nhưng đôi khi ruột tăng sáng màu trắng như xương. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là tăng âm.

Khi phát hiện tình trạng ruột non tăng âm, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ tại phòng khám uy tín hoặc bệnh viện lớn, để theo dõi xem có kèm theo dị tật nào khác không. Mẹ có thể được chỉ định chọc ối trong trường hợp cần thiết để tìm nguyên nhân.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén