Sự phát triển của thai 12 tuần

08:10 - 07/02/2020 Lượt xem: 387

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi là mẹ đã đi được 1/3 chặng đường. Những nguy hiểm ban đầu đe dọa thai nhi cũng dần qua đi. Vậy thai nhi tuần thứ 12 sẽ phát triển ra sao? trông như thế nào?con biết làm những gì….Các mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang […]

Khi thai nhi được 12 tuần tuổi là mẹ đã đi được 1/3 chặng đường. Những nguy hiểm ban đầu đe dọa thai nhi cũng dần qua đi. Vậy thai nhi tuần thứ 12 sẽ phát triển ra sao? trông như thế nào?con biết làm những gì….Các mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 12 tuần trong bài viết dưới đây:

1. Thai 12 tuần phát triển như thế nào?

 Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi.

    • Khi được 12 tuần tuổi, bé có thể nặng gần 16 gram, dài khoảng 5,6 cm. Bé giờ đây đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tiếp theo.
    • Tim thai sẽ đập nhanh gấp đôi người mẹ và dễ dàng nhận ra khi nghe tim thai. Nhịp tim dao động 120 -160 lần / phút .
    • Ngón tay, ngón chân đã tách rời và vân tay cũng xuất hiện lờ mờ..
    • Cơ quan sinh dục hoàn thiện hơn, có thể xác định được trai hay gái nhưng vẫn chưa rõ ràng. Do đó khi em bé được 12 tuần đi siêu âm xác định giới tính chưa thể chính xác được hoàn toàn.
    • Ruột đã phát triển tương đối hoàn chỉnh; thức ăn được tiếp nhận thông qua dây rốn vào khoang ruột của bé
    • Thần kinh, hệ xương: Các tế bào thần kinh được hình thành và phát triển cực kỳ nhanh chóng trong não bé. Khuôn mặt đã bắt đầu giống với người bình thường, mắt chuyển ra trước đầu, tai vào đúng vị trí.

Thai nhi 12 tuần tuổi biết làm gì?

Song thai 12 tuần tuổi
Song thai 12 tuần tuổi

Một trong những biểu hiện đáng chú ý nhất ở tuần thai này là phản xạ của bé. Các ngón tay đã có thể co duỗi, miệng có những phản xạ mút, chân cong vểnh ra, cơ mắt khép… Thực tế, nếu bạn lấy tay gõ nhẹ vào bụng, bé có thể phản ứng bằng cách vặn vẹo thân mình, tuy nhiên những cử động này khá nhỏ, bạn khó mà cảm nhận được.

2. Đây là mốc siêu âm quan trọng, mẹ nên làm gì?

– Giai đoạn thai nhi 11 tuần đến 14 tuần là khoảng thời gian tốt nhất để tiến hành đo độ mờ da gáy hay còn gọi là khoảng sáng sau gáy.Nó dựa vào một lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ thai nhi, đối với những bé có nguy cơ mắc Hội chứng Down, lượng chất lỏng này sẽ nhiều hơn hẳn.

– Xét nghiệm Double test là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Edward hoặc Patau. Kỹ thuật này an toàn và đơn giản, chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

– Một xét nghiệm cơ bản quan trọng như :

    • Xét nghiệm công thức máu giúp kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu. Nếu chỉ số hemoglobin hoặc hematocrit thấp người mẹ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi..Ngoài ra còn phải quan tâm đến chỉ số MCH và MCV để tầm soát bệnh lý Thalassemia, một bệnh lý thiếu máu tán huyết có tính di truyền thường gặp ở người Việt Nam.
    • Xét nghiệm đường, canxi, sắt… để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc trong thai kỳ

3.Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 12

Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu.

Những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.

    • Hai bầu ngực có thể không còn căng tức nhiều như vài tuần trước đó
    • Cơ thể bạn tròn trịa và đầy đặn hơn thấy rõ
    • Chứng ợ nóng khó chịu đầu tiên xuất hiện.
    • Vùng kín luôn có dấu hiệu ẩm ướt do ra nhiều khí hư. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nên mẹ không cần quá lo lắng. Cần vệ sinh cơ thể thường xuyên phòng chống vi khuẩn hình thành gây nấm.
    • Bụng mẹ to hơn rồi đấy.
    • Việc giảm lưu lượng máu đến cơ thể và bộ não của mẹ là nguyên nhân chính khiến mẹ hay bị chóng mặt và giảm thị lực.
    • Cơ thể mẹ bầu đã bắt đầu sản xuất sữa non.

4. Những lưu ý của thai nhi 12 tuần tuổi.

Mẹ nên đảm bảo bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ chia thành 5- 6 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu, giảm bớt chứng chướng bụng, đầy hơi.

Tránh xa những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị như món chiên; xào, món ngọt, thức uống có gas, thức uống chứa nhiều caffein. Vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khiến tình trạng ợ nóng của mẹ càng trầm trọng hơn.

Trái cây và rau củ là rất cần thiết cho đường ruột để ngăn ngừa táo bón.

Uống nhiều nước mỗi ngày.

Tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm chăm sóc thai kì và em bé.

Nguy cơ sảy thai đang giảm dần nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận; hãy chú ý những dấu hiệu như: Đau bụng nhiều, ra máu…nên đi khám lại ngay.

Hiện nay Phòng khám 43 Nguyễn Khang có chương trình thai sản trọn gói. Mẹ bầu sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, theo dõi kiểm tra định kỳ; đặc biệt các mốc quan trọng như thai nhi 12, 22 và 32 tuần tuổi.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ biết được thai 12 tuần phát triển như thế nào? Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

 

 

Bài viết liên quan

Mẹ bầu có ăn măng cụt được không?
Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV