Sự phát triển của thai 33 tuần

07:10 - 07/03/2020 Lượt xem: 637

Thai 33 tuần cân nặng tiếp tục tăng lên, xương phát triển cứng cáp hơn. Não được thu nhỏ lại, thị giác và hệ thống miễn dịch tiếp tục hoàn thiện. 1. Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2,1kg, to gần […]

Thai 33 tuần cân nặng tiếp tục tăng lên, xương phát triển cứng cáp hơn. Não được thu nhỏ lại, thị giác và hệ thống miễn dịch tiếp tục hoàn thiện.

1. Thai 33 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2,1kg, to gần bằng một trái sầu riêng và dài gần 46cm. Bé sẽ còn tiếp tục tăng trọng nhanh hơn, vào khoảng gần 230g một tuần.

Lớp mỡ dưới da là bộ phận giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra đang ngày càng dày lên. Điều này khiến cho làn da bé hồng hào, láng mịn và trông bé cũng tròn trĩnh hơn.

Trong tuần này, xương ở bé tiếp tục phát triển cứng cáp hơn. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn mềm mại và linh hoạt vì lúc này não bé cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng được sinh ra ngoài. Vẫn sẽ có những điểm mềm trong hộp sọ của em bé trong vài năm đầu tiên sau sinh để cho phép bộ não tiếp tục phát triển.

Phổi và hệ thần kinh trung ương đang trưởng thành. Nếu không may bạn có sinh non trong tuần này, có thể bé sẽ phải nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp vài vấn đề sức khỏe nhưng về lâu dài các bé cũng có thể phát triển như các bé sinh đủ tháng.

2. Sự thay đổi của mẹ khi thai 33 tuần tuổi

Nếu em bé của bạn đến giờ vẫn ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều đó sẽ thuận lợi cho sinh thường và mẹ cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Tử cung ngày một to lên sẽ làm mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Vì thế mẹ cần làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi cũng như theo dõi kĩ những dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh.

Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Hãy vệ sinh bằng nước ấm, chọn những loại áo ngực vừa vặn, thoải mái.

Mẹ có thể đối mặt với các nốt mụn ngứa nơi bụng và mông. Đây là triệu chứng sần ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ.Các dây thần kinh chạy qua ống cổ tay có thể bị chèn ép và tạo ra cảm giác tê, ngứa ran, đau rát hoặc đau âm ỉ.

3. Mẹ cần làm gì khi thai được 33 tuần tuổi của thai kỳ

Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Theo dõi lượng nước ối, các mẹ thường nhầm lẫn k biết họ đang bị tiểu dắt, ra dịch âm đạo hay bị rò rỉ nước ối. Nước ối có mùi tanh  không giống mùi nước tiểu. Nếu các mẹ nghi ngờ bị rỉ ối thì hãy đi khám ngay để biết được chắc chắn và có phương án điều trị thích hợp.

Tuần này mẹ có thể bắt đầu soạn đồ đạc quần áo của bé rồi đó. Mẹ nên giặt các đồ sẽ tiếp xúc với da của bé để loại bỏ các chất kích ứng có trong vải. Đồng thời dùng các nước giặt phù hợp cho làn da nhạy cảm của bé để giảm tối đa việc kích ứng da.

Mẹ hãy tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú, chăm sóc hậu sản… Đọc sách báo về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách; khi cho bú sẽ rất khác với lúc quan sát trực tiếp. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn khi mới bắt đầu tập bú cho bé.

Nếu bạn thấy hoa mắt chóng mặt thường xuyên trong giai đoạn này; đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu máu và một số vitamin cần thiết. Do đó hãy bổ sung lượng sắt cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, gan, khoai tây…

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua